0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

Chứng Nhận Hợp Quy Cát Tự Nhiên Theo QCVN 16:2019/BXD

5/5 - (1 bình chọn)

Cát tự nhiên là sản phẩm nằm trong quy chuẩn kỹ thuật về Vật liệu xây dựng QCVN 16:2019/BXD. Là sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Vậy quy trình chứng nhận hợp quy cát tự nhiên theo QCVN 16:2019/BXD như thế nào?

Khái niệm chứng nhận hợp quy cát tự nhiên

Cát tự nhiên là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên (khai thác trực tiếp trên sông) có đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,05 mm tới 1 mm.

Chứng nhận hợp quy là là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận hợp quy Cát tự nhiên (sau đây gọi tắt là Hợp quy cát) là việc xác nhận Cát tự nhiên đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật quy định trong QCVN 16:2019/BXD. Chứng nhận hợp quy Cát là yêu cầu bắt buộc.

Chứng nhận hợp quy cát tự nhiên

Quy trình hợp quy Cát theo QCVN 16:2019/BXD

Quy trình để có chứng chỉ hợp quy cho sản phẩm Cát tự nhiên gồm các bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy

Doanh nghiệp liên hệ với tổ chức chứng nhận có đủ năng lực cấp hợp quy Cát theo QCVN 16:2019/BXD và đăng ký đánh giá chứng nhận.

Thời gian: 1 ngày

Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký chứng nhận và hệ thống tài liệu

Doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ cần thiết cho Tổ chức chứng nhận để xem xét đủ điều kiện đánh giá hay không. Sau đó hai bên sẽ thỏa thuận, ký kết hợp đồng

Thời gian: 1-2 ngày

Bước 3: Đánh giá quá trình sản xuất tại đơn vị và lấy mẫu điển hình để thử nghiệm.

Sau khi xem xét hồ sơ, tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh giá và lên kế hoạch đánh giá. Sau đó sẽ thông báo đến doanh nghiệp về kế hoạch của buổi làm việc để doanh nghiệp nắm được. Trong buổi đánh giám chuyên gia sẽ kiểm tra hồ sơ, tài liệu, quy trình làm việc của doanh nghiệp; Kiểm tra tình hình sản xuất của doanh nghiệp và đưa ra các khuyến cáo (nếu có)

Cuối buổi làm việc, chuyên gia sẽ tiến hành lấy mẫu điển hình của sản phẩm để thử nghiệm.

Thời gian: 1-5 ngày (tùy quy mô)

Bước 4: Thử nghiệm mẫu điển hình theo yêu cầu của quy chuẩn

Sau khi lấy mẫu tại điểm sản xuất, tổ chức chứng nhận sẽ gửi mẫu đến phòng thử nghiệm có đủ năng lực để thử nghiệm.

Thời gian: 5-10 ngày (tùy số lượng mẫu)

Bước 5: Thẩm tra hồ sơ chứng nhận và kết quả thử nghiệm

Sau khi có kết quả thử nghiệm, tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét kết quả đó

Thời gian: 1 ngày

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn

Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn; lập hồ sơ công bố hợp chuẩn (nếu khách hàng có nhu cầu)
Khi kết quả thử nghiệm đạt và hồ sơ hoàn thành thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.

Bước 7: Giám sát hằng năm

Sau khi cấp chứng nhận thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại không quá 12 tháng/ lần

Phương thức chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy Cát được thực hiện theo các phương thức: phương thức 1, phương thức 5, phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017, cụ thể như sau:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa đó

Chỉ tiêu chử nghiệm Cát theo QCVN 16:2019/BXD

Khi gửi mẫu Cát đến phòng thử nghiệm, thì phòng thử nghiệm sẽ phải thử các chỉ tiêu sau:

1. Thành phần hạt:

2. Hàm lượng tạp chất

– Sét cục và các tạp chất dạng cục

– Hàm lượng bụi, bùn, sét

3. Tạp chất hữu cơ

4. Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion (Cl-) tan trong axit

– Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước

– Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và vữa thông thường

5. Khả năng phản ứng kiềm – silic

Các chỉ tiêu thử nghiệm này phải đạt yêu cầu quy định trong QCVN 16:2019/BXD thì mới được cấp chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD

Chi phí hợp quy Cát theo QCVN 16:2019/BXD

Chi phí chứng nhận hợp quy Cát = Chi phí đánh giá HTQL theo ISO 9001:2015 (nếu có) + Chi phí đánh giá chứng nhận hợp quy + chi phí thử nghiệm sản phẩm + chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia + chi phí thuế GTGT.

Tùy vào loại hình doanh nghiệp, số lượng sản phẩm, quy mô, vị trí mà chi phí của các doanh nghiệp có sự khác nhau.

ICB là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực chứng nhận, thử nghiệm vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD theo quyết định số 954/QĐ-BXD ngày 22/07/2020. Liên hệ Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline : 0911 289 136 (Ms Ngân)

Zalo: 0911 289 136