0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

Quy Trình Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Nhanh Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

“Chứng nhận” là hai từ mang khái niệm công chứng và thừa nhận sản phẩm của bạn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Với thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc chứng nhận hợp chuẩn hợp quy giúp mang lại độ tin cậy tuyệt đối cho các doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Là một minh chứng về chất lượng sản phẩm; bạn có thắc mắc chứng nhận hợp chuẩn hợp quy được thực hiện theo quy trình như thế nào và chi phí chứng nhận là bao nhiêu? Hãy tham khảo chi tiết các thông tin về chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tại bài viết dưới đây của chứng nhận quốc tế ICB để hiểu rõ hơn nhé!

Quy trình cung cấp chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp chuẩn: Là chứng nhận sản phẩn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của nó. Chứng nhận hợp chuẩn là không bắt buộc, dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó là bắt buộc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm của mình cũng giúp nâng cao uy tín và hình ảnh với khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng về sản phẩm đó. Vì vậy khuyến khích các doanh nghiệp có chứng chỉ hợp chuẩn.

Chứng nhận hợp quy: Là chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy là bắt buộc.

Quy trình chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy tại ICB

Bước 1: Đánh giá sơ bộ

– Khảo sát, kiểm tra việc thực hiện của doanh nghiệp theo các quy định pháp luật cụ thể như:

Hoạt động sản xuất, hồ sơ lưu trữ, hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo, bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị (nếu có), sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa), cách bố trí mặt bằng sản xuất,…

– Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trước các bước đã nêu trên; và các việc khác có liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng như khảo sát mặt bằng, nhân sự, máy móc, quy trình,… và đề nghị sắp xêp lại mặt bằng (nếu cần)

– Hướng dẫn làm hồ sơ nộp cho tổ chức chứng nhận bao gồm: làm hợp đồng chứng nhận; phiếu đăng ký chứng nhận; chụp hình; mô tả sản phẩm; sơ đồ tổ chức,…

Bước 2: Xây dựng hồ sơ, hệ thống

–  Thời gian: 30 ngày

– Sơ đồ tổ chức và xác định trách nhiệm, quyền hạn

– Sổ tay chất lượng; thủ tục kiểm soát các tài liệu chất lượng; thủ tục (quy trình) kiểm sóat vật tư, nguyên liệu sản xuất; thủ tục (hướng dẫn) nhận biết sản phẩm và trạng thái kiểm tra; thử nghiệm; thủ tục kiểm soát hồ sơ chất lượng; thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp; thủ tục khắc phục; phòng ngừa; thủ tục (quy định) việc xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng; thủ tục đào tạo; chính sách chất lượng. Mục tiêu chất lượng, kế hoạch kiểm sóat chất lượng, kế hoạch kiểm sóat sản xuất.

– Các hướng dẫn công việc, hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị (nếu có)

– Xây dựng cụ thể các biểu mẫu có liên quan để Doanh Nghiệp áp dụng.

Bước 3: Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện

– Thời gian: từ 3- 7 ngày

– Hướng dẫn cách thực hiện tất cả các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nêu tại bước 2.

– Kiểm tra việc thực hiện tại Doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá chứng nhận, thực hiện hành động khắc phục (nếu có)

– Tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp đánh giá chứng nhận sản phẩm, lấy mẫu thử nghiệm.

– Thực hiện khắc phục và báo cáo hành động khắc phục sau chứng nhận (nếu có)

Bước 5: Công bố hợp quy

– Thời gian: 10 ngày

Chi phí chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy

Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy có hiệu lực 3 năm, tuy nhiên không quá 12 tháng doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá giám sát 1 lần để duy trỳ hiệu lực chứng chỉ (Theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012). Vì vậy, chi phí thực hiện việc chứng nhận cũng sẽ chia thành 3 mức: Chi phí chứng nhận lần đầu (năm 1), chi phí giám sát lần 1 (năm 2), chi phí giám sát lần 2 (năm 3).

Trong mỗi mức chi phí, thì sẽ có chi phí xây dựng tài liệu, chi phí đánh giá, chi phí thư nghiệm sản phẩm, chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia, chi phí thuế GTGT.

Tùy vào loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy mô, vị trí mà chi phí của các doanh nghiệp có sự khác nhau.

Xin giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ở đâu?

Để tìm 1 tổ chức chứng nhận, trước hết các cá nhân, tổ chức phải xem năng lực chứng nhận của đơn vị chứng đó có chứng nhận sản phẩm của mình không. Sau đó gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận tới tổ chức đó.

Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế (ICB) với hơn 10 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. ICB tự tin rằng có nặng lực chứng nhận rất nhiều sản phẩm, hàng hóa với phương châm Uy tín – Hiệu quả – Tiết kiệm. Vậy nên khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ICB.