0913 748 863

0916 928 036

0919 382 332

Chi Phí Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vật Liệu Xây Dựng

5/5 - (1 bình chọn)

Chi phí chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là bao nhiêu? Cách tính như thế nào? Và liệu các tổ chức chứng nhận có minh bạch trong việc tính chi phí chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng cho khách hàng?. Trên đây chắc hẳn là những câu hỏi được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất khi đăng ký chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng. Hi vọng bài viết này sẽ một phần nào trả lời được những băn khoăn đó!

Chi phí chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng phụ thuộc vào yếu tố nào

Chi phí chứng nhận vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp khác nhau thì sẽ khác nhau. Bởi vì chi phí chứng nhận được tính căn cứ trên nhiều yếu tố biến đổi:

– Phương thức chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng: Theo thông tư TT 28/2012/BKHCN ( Bộ Khoa Học Và Công nghệ ). Có 2 phương thức chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng chính. Đó là phương thức 7 (Đánh giá sản phẩm + thử nghiệm mẫu đại diện lô sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu – dành cho đơn vị nhập khẩu) và phương thức 5 (Đánh giá sản phẩm + đánh giá quá trình sản xuất + thử nghiệm mẫu đại diện lấy tại nơi sản xuất – dành cho nhà sản xuất). Thông thường, chi phí đánh giá hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng phương thức 5 cao hơn phương thức 7 vì khối lượng công việc thực hiện nhiều hơn.

– Quy mô địa điểm đánh giá chứng nhận: Đối với phương thức 7, chi phí chứng nhận tăng khi số chủng loại sản phẩm, hàng hóa đăng ký chứng nhận tăng. Đối với phương thức 5, quy mô sản xuất và số lượng nhân viên càng lớn thì chi phí chứng nhận càng cao.

– Số lượng địa điểm đánh giá chứng nhận: Có nhiều địa điểm đánh giá sẽ tăng thêm số lượng cuộc đánh giá của chuyên gia đánh giá tăng dẫn đến chi phí tăng. Khoảng cách giữa các địa điểm đánh giá cũng ảnh hưởng đến chi phí đi lại.

– Thử nghiệm sản phẩm gì và số lượng mẫu thử bao nhiêu: Phí thử nghiệm mỗi sản phẩm như gạch, đá, cát, bê tông thương phẩm… khác nhau vì có sự khác biệt về các chỉ tiêu thử nghiệm. Số lượng mẫu thử nghiệm càng nhiều thì chi phí càng cao.

– Chi phí duy trì năng lực chứng nhận của tổ chức chứng nhận: Hay có thể hiểu là chi phí cấp chứng chỉ của các tổ chứng chứng nhận. Nó bao gồm toàn bộ các chi phí quản lý vận hành để tổ chức chứng nhận hoạt động. Chi phí này cao hay thấp tùy thuộc khả năng quản lý chi phí.

Chi phí chứng nhận vật liệu xây dựng

Công thức tính chi phí chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng

Công thức chung C = (Chi phí cấp chứng chỉ + Chi phí đánh giá) + Chi phí thử nghiệm sản phẩm

Thông thường các tổ chứng chứng nhận sẽ báo gộp Chi phí cấp chứng chỉ và Chi phí đánh giá thành một, gọi là chi phí đánh giá, chứng nhận.

Chi phí chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu

Chi phí chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu bao gồm Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm và Chi phí thử nghiệm sản phẩm. Tùy theo số lượng lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập về cảng, tổ chức chứng nhận có thể giảm phí đánh giá, chứng nhận tăng thêm trên từng lô. Nếu số lượng lô hàng được nhập về cảng ổn định và đều đặn, tổ chức chứng nhận cũng có thể xem xét giảm giá.

Bởi vì chứng chỉ hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng phương thức 7 có hiệu lực vĩnh viễn nên chi phí chứng nhận được đóng 1 lần duy nhất, và chỉ có hiệu lực đối với lô sản phẩm, hàng hóa đó.

Công thức C (nk) = Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm + Chi phí thử nghiệm sản phẩm

Ví dụ cụ thể

Công ty A nhập khẩu về cảng một lô sản phẩm gồm 2 loại sản phẩm: Kính xây dựng phẳng tôi nhiệt (2 mẫu) và xi măng poóc lăng trắng (1 mẫu), chi phí chứng nhận tính như sau:

– Chi phí đánh giá, chứng nhận kính xây dựng phẳng tôi nhiệt theo TCVN 7455:2013: 4 triệu

– Chi phí đánh giá, chứng nhận xi măng poóc lăng trắng theo TCVN 5691:2000: 3 triệu (sản phẩm thứ 2 giảm 1 triệu)

– Chi phí thử nghiệm kính xây dựng phẳng tôi nhiệt: 1.5 triệu/mẫu x 2 mẫu = 3 triệu

– Chi phí thử nghiệm xi măng poóc lăng: 1.5 triệu/mẫu x 1 mẫu = 1.5 triệu

Vậy tổng cộng C (nk) = 4 + 3 + 3 + 1.5 = 11.5 triệu

Chi phí chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng cho nhà sản xuất trong nước

Chi phí chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng cho nhà sản xuất trong nước thông thường cao hơn so với chi phí chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu. Lý do theo thông tư TT28/2012/BKHCN quy định dây chuyền sản xuất của đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng bắt buộc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hoặc tương đương. Điều đó có nghĩa nhà sản xuất tốn thêm chi phí chứng nhận ISO 9001:2015 cho dây chuyền sản xuất của mình.

Cũng theo thông tư TT28/2012/BKHCN quy định nhà sản xuất chứng nhận hợp chuẩn hợp quy phương thức 5 bắt buộc phải được đánh giá giám sát tối thiểu 1 lần/năm. Như vậy với hiệu lực 3 năm của chứng chỉ ISO và chứng chỉ sản phẩm; hiệu lực 1 năm của kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm thì bên cạnh chi phí đánh giá, chứng nhận năm đầu thì nhà sản xuất còn phải trả thêm 2 lần “chi phí đánh giá giám sát hàng năm ISO & sản phẩm & thử nghiệm”.

Phí chứng nhận ISO 9001:2015 cho dây chuyền sản xuất có thể được giảm nếu nhà sản xuất đăng ký chứng nhận tích hợp ISO 9001:2015 và chứng nhận sản phẩm với cùng 1 tổ chức chứng nhận có chính sách này (ví dụ như Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế). Nhà sản xuất có thể mời đơn vị tư vấn ISO để giúp hệ thống hóa dây chuyền sản xuất của mình đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 9001:2015, và tốn thêm “Chi phí tư vấn, xây dựng ISO”.

Công thức C(sx) = Chi phí tư vấn, xây dựng ISO (nếu có) + Chi phí đánh giá, chứng nhận ISO 9001 + Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm + Chi phí thử nghiệm sản phẩm + Chi phí đánh giá giám sát hàng năm ISO & sản phẩm & thử nghiệm

Ví dụ điển hình

Công ty B sản xuất gạch đất sét nung, có 5 mác gạch:

– Chi phí tư vấn, xây dựng ISO 9001:2015: 15 triệu

– Chi phí đánh giá, chứng nhận ISO 9001:2015 + Chi phí đánh giá, chứng nhận gạch đất sét nung theo QCVN 16:2017/BXD: 25 triệu

– Chi phí thử nghiệm gạch đất sét nung: 1.5 triệu/mẫu x 5 mẫu = 7.5 triệu

– Chi phí đánh giá giám sát hàng năm ISO & sản phẩm & thử nghiệm = 12 triệu/năm x 2 năm = 24 triệu

Vậy tổng cộng C (sx) = 15 + 25 + 7.5 + 24 triệu = 71.5 triệu (trọn gói 3 năm)

Một số lưu ý

Mọi chi phí minh họa  ở trên đều mang tính tương đối và tính thời điểm để bạn đọc dễ hình dung. Để nhận được báo giá chính xác còn căn cứ vào nhiều yếu tố như đã đề cập ở đầu bài viết. Vui lòng liên hệ tới chúng tôi Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) để nhận được tư vấn chứng nhận và báo giá chính xác nhất cho bạn.