0913 748 863

0916 928 036

0919 382 332

ICB cấp giấy chứng nhận GMP thực phẩm – Thực hành sản xuất tốt

5/5 - (1 bình chọn)

Đạt chứng nhận GMP giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý đồng thời sản phẩm dễ dàng lưu thông trên thị trường, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm. Vậy GMP là gì, kính mời quý doanh nghiệp theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. GMP là gì?

GMP là gì?
GMP là gì?

GMP – Good manufacturing practice là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt mức tốt nhất. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu tối thiểu mà nhà sản xuất phải đáp ứng để các sản phẩm được sản xuất ra luôn có chất lượng cao và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn. GMP cũng kiểm soát tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất từ ​​nguyên vật liệu, nhà xưởng, trang thiết bị, người lao động, …

Các yêu cầu của GMP

5 yêu cầu của GMP
5 yêu cầu của GMP
  • Bố trí nhà xưởng và trang thiết bị: Nhà xưởng, trang thiết bị phải được sắp xếp bố trí và phân khu phù hợp với trình tự của dây chuyền công nghệ chế biến. Đảm bảo không lây nhiễm chéo giữa nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; giữa thực phẩm với các vật liệu bao bì, hóa chất tẩy rửa hoặc phế liệu.
  • Vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, đồ dùng cá nhân, … phải luôn đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Quá trình chế biến: Nhà sản xuất phải có biện pháp kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Theo dõi, giám sát quá trình sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực hiện phòng ngừa sản phẩm có thể nhiễm bẩn.
  • Sức khỏe người lao động: Nhà sản xuất phải có chế độ khám sức khỏe thường xuyên cho người lao động để phát hiện, điều trị và cách ly kịp thời những người mắc bệnh truyền nhiễm, tránh lây lan. Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định vệ sinh.
  • Vận chuyển và bảo quản thành phẩm: Trong quá trình vận chuyển và bảo quản sản phẩm phải tránh các tác nhân lý, hoá, sinh (môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ..) làm phân huỷ và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

10 Nguyên tắc cơ bản của GMP

GMP có những nguyên tắc nào?
GMP có những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc 1: Bố trí nhà xưởng đúng ngay từ đầu

Doanh nghiệp nên bố trí nhà xưởng phù hợp với trình tự vận hành để tránh tình trạng nhiễm chéo cũng như giảm thiểu sai sót trong các khâu.

Nguyên tắc 2: Thẩm định

Doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch thẩm định những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm như nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình.

Nguyên tắc 3: Thực hiện đúng theo hệ thống quy trình đã xây dựng

Doanh nghiệp cần xây dựng bộ hệ thống quy trình tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP đồng thời phù hợp với thực trạng doanh nghiệp. Những quy trình cơ bản cần có bao gồm: Tiêu chuẩn để đánh giá nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng thành phẩm; Hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị; Quy trình sản xuất.

Nguyên tắc 4: Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng nhân sự

Doanh nghiệp cần xây dựng bản mô tả công việc. Tất cả nhân sự cần được hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của mình là gì.

Nguyên tắc 5: Ghi chép hồ sơ

Việc ghi chép hồ sơ giúp doanh nghiệp theo dõi được tất cả các bước trong quá trình sản xuất.

Nguyên tắc 6: Đào tạo nhân sự

Doanh nghiệp nên xây dựng lộ trình đào tạo cụ thể cho tất cả nhân sự, đặc biệt là các nhân sự liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Nguyên tắc 7: Thực hành vệ sinh tốt

Người lao động cần tuân thủ những điều sau nhằm giảm thiểu nguy cơ sản phẩm bị nhiễm bẩn:

  • Mặc trang phục bảo hộ
  • Rửa tay sạch sẽ, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
  • Nhân sự đang bị bệnh thì không được phép vào khu vực sản xuất
  • Hạn chế tiếp xúc với bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, sản phẩm và thiết bị
  • Không hút thuốc, ăn uống trong khu sản xuất
  • Thu gom phế liệu, rác vào đúng nơi quy định
  • Báo cáo trường hợp có thể ô nhiễm sản phẩm

Nguyên tắc 8: Bảo dưỡng nhà xưởng và trang thiết bị

Để ngăn ngừa các nguy cơ trang thiết bị bị hỏng đột xuất làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì trang thiết bị cần được bảo dưỡng thường xuyên và các hồ sơ liên quan đến hoạt động bảo trì, bảo dưỡng phải được ghi chép, lưu đầy đủ.

Nguyên tắc 9: Thiết kế chất lượng dựa vào toàn bộ vòng đời sản phẩm

Mỗi bước trong vòng đời sản phẩm đòi hỏi phải kiểm soát có hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dưới đây là bốn lĩnh vực quan trọng:

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm soát tốt về:

  • Thành phần nguyên vật liệu đầu vào
  • Quá trình sản xuất
  • Quá trình đóng gói và dán nhãn
  • Bảo quản và phân phối sản phẩm

Nguyên tắc 10: Thanh tra thường xuyên

Doanh nghiệp tiến hành thanh tra để đảm bảo các quy trình sản xuất tuân thủ theo đúng GMP.

Tham khảo thêm về lợi ích và quy trình chứng nhận GMP <tại đây>

ICB được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định năng lực chứng nhận GMP theo quyết định số 1070/TĐC-HCHQ. Ngoài ra, ICB còn cung cấp các dịch vụ: Đăng ký chứng nhận FDA; Chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000, HACCP, VietGAP, HỮU CƠ, HỢP QUY SẢN PHẨM, HỢP CHUẨN SẢN PHẨM với phương châm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp.

Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể cấp chứng nhận GMP vui lòng liên hệ ngay ICB để được hỗ trợ miễn phí một cách nhanh nhất và chi tiết nhất.

Điện thoại / zalo: 0919 382 332 – Ms. Nga

Email: hangnga.icb@gmail.com