0913 748 863

0916 928 036

0919 382 332

SO SÁNH ISO 9001 VÀ ISO 22000

Đánh giá
SO SÁNH ISO 9001 VÀ ISO 22000
SO SÁNH ISO 9001 VÀ ISO 22000

Hiện nay, ISO 9001 và ISO 22000 đều là các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng xét cho cùng thì hai tiêu chuẩn này vẫn có sự khác biệt. Chính vì thế, nếu doanh nghiệp bạn đang muốn được chứng nhận ISO thì bắt buộc phải tìm hiểu rõ sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 là tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS) dành cho tổ chức/doanh nghiệp không phân biệt về quy mô hay lĩnh vực hoạt động.

Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001

Các yêu cầu thuộc tiêu chuẩn ISO 9001 được coi là khuôn mẫu để doanh nghiệp vận hành, kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp hay tổ chức sẽ nâng cao được hiệu suất và kiểm soát dễ dàng các rủi ro có thể xảy ra.

Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) và được áp dụng cho tất cả các tổ chức/doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm.

Các tổ chức/doanh nghiệp này có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động về chuỗi thực phẩm. Điển hình như nhà sản xuất thức ăn, nhà hàng, khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà cung cấp thiết bị dùng trong ngành công nghệ thực phẩm…

Tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu của FSMS kết hợp với các nguyên tắc HACCP và GMP nhằm cung cấp định hướng chung mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất an toàn thực phẩm.

Điểm giống nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Điểm giống nhau giữa ISO 9001 và 22000
Điểm giống nhau giữa hai tiêu chuẩn

Nguồn gốc

Các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Do đó, giấy chứng nhận của hai tiêu chuẩn sẽ có giá trị trên toàn thế giới.

Cấu trúc

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đều áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS). HLS đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn ISO một cách độc lập. Hoặc kết hợp các tiêu chuẩn ISO với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, cả hai tiêu chuẩn đều bao gồm 10 điều khoản như sau:

1- Phạm vi áp dụng

2- Tài liệu viện dẫn

3- Thuật ngữ và định nghĩa

4- Bối cảnh của tổ chức

5- Lãnh đạo

6- Hoạch định

7- Hỗ trợ

8- Thực hiện

9- Đánh giá kết quả hoạt động

10- Cải tiến

Phương pháp tiếp cận

Hai tiêu chuẩn ISO này đều áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hoạch định và dự báo trước được các rủi ro hoặc cơ hội có thể xảy ra. Từ đó đưa ra được các biện pháp dự phòng, phương pháp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp.

Chu trình PDCA

Chu trình PDCA được áp dụng trong cả tiêu chuẩn ISO 9001:2015 lẫn ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hệ thống quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và đảm bảo cải tiến liên tục.

Điểm khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Điểm khác nhau giữa ISO 9001 và 22000
Điểm khác nhau giữa hai tiêu chuẩn

Qua những thông tin về sự giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 trên bài, hy vọng quý doanh nghiệp đã phân biệt rõ được 2 tiêu chuẩn này và đưa ra được lựa chọn phù hợp với định hướng và mục tiêu của mình. Nếu quý bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, vui lòng liên hệ ngay với CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ qua hotline 0911289136 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.