0913 748 863

0916 928 036

0919 382 332

CÁC YẾU TỐ CHÍNH VÀ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

Đánh giá

Xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm an toàn ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm ra phương án để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Áp dụng ISO 22000 được coi là một phương án khoa học và hiệu quả cho doanh nghiệp. Khi sở hữu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa theo tiêu chuẩn ISO 22000, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng, tính an toàn của thực phẩm đến người tiêu dùng.

Chứng nhận ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. ISO 22000 là một thước đo quan trọng về chất lượng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại quốc tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000:2018 là chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn ISO là cấu trúc bậc cao (HLS) tương thích với các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý ISO khác như: 9001:2015, ISO 14001:2015.

Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 22000 tuân thủ 10 điều khoản sau:

  • Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
  • Điều khoản 5: Lãnh đạo
  • Điều khoản 6: Hoạch định
  • Điều khoản 7: Hỗ trợ
  • Điều khoản 8: Thực hiện
  • Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
  • Điều khoản 10: Cải tiến

Xem thêm: So sánh cấu trúc ISO 22000:2018 và ISO 9001:2015

Các yếu tố chính của ISO 22000:2018

Cùng với các cấu trúc bậc cao được đề cập ở trên, để áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 hiệu quả và đạt đúng mục tiêu, doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng được 4 yếu tố cốt lõi sau đây:

 

Trao đổi thông tin: Các thông tin rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng.

Quản lý hệ thống: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Tiêu chuẩn này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.

Các chương trình tiên quyết (PRPs): Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.

Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên tắc

1.     Phân tích mối nguy

2.     Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

3.     Thiết lập giới hạn cho từng CCP

4.     Thiết lập hệ thống giám sát các CCP

5.     Thiết lập những hành động khắc phục cần thực hiện khi việc giám sát một CPP nào đó chưa được kiểm soát

6.     Xây dựng các thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP

7.     Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ

Các bước triển khai ISO 22000:2018

LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB)

  • C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Văn phòng miền Nam: Văn phòng Miền Nam: 201/114 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0911289136
  • Email: danganh.icb@gmail.com