Nhằm mục đích thương mại và khẳng định chất lượng sản phẩm hàng hóa trên thị trường, các doanh nghiệp cần thực hiện công bố sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều đơn vị chưa phân biệt được sản phẩm, hàng hóa của mình sản xuất thuộc nhóm nào để đánh giá theo tiêu chuẩn (TCVN) hay quy chuẩn kỹ thuật (QCVN), công bố hợp chuẩn hay hợp quy.
Để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định về công bố hợp chuẩn và hợp quy, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý chất lượng và ghi nhãn hàng hóa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm sự khác nhau giữa tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn (QCVN).
1. Tiêu chuẩn (TCVN) là gì?
Tiêu chuẩn (TCVN) là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Quy chuẩn (QCVN) kỹ thuật là gì?
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
3. Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật?
Điều khác biệt lớn nhất giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn là: Tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác.
Bảng so sánh | Tiêu chuẩn (TCVN) | Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) |
Mục đích sử dụng | Quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng. | Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ. |
Hệ thống ký hiệu | TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia) TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở) |
QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương) |
Đối tượng áp dụng | Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định | Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc |
Nguyên tắc áp dụng | Tự nguyện | Bắt buộc |
Trong thương mại | Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường. | Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh. |
Phương thức đánh giá | Do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. | Áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. |
Cơ quan công bố | Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp; Tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế; |
Cơ quan nhà nước |
4. Quá trình chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Xem xét, đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy căn cứ vào hai yếu tố:
– Hệ thống đảm bảo chất lượng
– Kết quả thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa
Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là 03 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận. Trong thời hạn 03 năm của hiệu lực chứng chỉ, tổ chức chứng nhận tiến hành 02 lần giám sát nhằm đảm bảo việc tuân thủ và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định có liên quan.
ICB chứng nhận hợp quy bê tông khí cho công ty CP bê tông khí VIGLACERA
5. Vì sao chọn ICB lựa là đối tác chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn?
* ICB là tổ chức được chỉ định chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn;
* Đội ngũ chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đánh giá, cùng với hệ thống phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia;
* ICB là tổ chức duy nhất cung cấp đầy đủ cho khách hàng các nhóm dịch vụ cần thiết khác để có thể đưa thiết bị vào sử dụng, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, các dịch vụ như: Kiểm định an toàn, Kiểm tra chất lượng (đối với hàng nhập khẩu), Chứng nhận hệ thống quản lý ISO, Đào tạo An toàn lao động,…;
* Hỗ trợ tư vấn miễn phí thủ tục công bố chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy;
* Đến ICB với thời gian nhanh chóng cùng mức chi phí hợp lý nhất.
Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và các hệ thống quản lý vui lòng liên hệ để nhận được tư vấn miễn phí:
Điện thoại/zalo: 0913.261.823 (MS. Vòng)
Email: vongvt.icb@gmail.com
Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.