0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 50001 THỰC HIỆN CỤ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Đánh giá

Hiện nay, hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả không chỉ tốt cho doanh nghiệp mà còn trở thành một yêu cầu. Và cách tốt nhất để đạt được điều đó là áp dụng ISO 50001. Tiêu chuẩn quốc tế vạch ra các phương pháp quản lý năng lượng được coi là tốt nhất trên toàn cầu. Các chuyên gia quản lý năng lượng từ hơn 60 quốc gia đã phát triển tiêu chuẩn này và giờ đây ICB có thể giúp bạn khai thác kiến thức chuyên môn đó hàng ngày để giúp bạn tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Vậy ISO 50001 là gì? Những lợi ích của ISO 50001 là gì?. ICB xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục cấp chứng nhận ISO 50001.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 50001

ISO 50001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?

ISO 50001 là tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý năng lượng, được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành. Bằng cách triển khai Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001, khách hàng có thể thiết lập chính sách năng lượng với các mục tiêu và quy trình cụ thể để đạt được chúng. Chứng nhận ISO 50001 cho phép khách hàng thể hiện cam kết đạt được các mục tiêu bền vững.

Mục đích chính của ISO 50001 là sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này dựa trên mô hình PDCA(Plan – Do – Check – Act), tương tự như một số tiêu chuẩn ISO khác. ISO 50001 giúp Doanh nghiệp xây dựng chính sách năng lượng, thiết lập các mục tiêu để đáp ứng chính sách, sử dụng dữ liệu để đáp ứng các mục tiêu, đo lường hiệu quả chính sách và liên tục cải thiện chính sách.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ISO 50001

Những lợi ích khi doanh nghiệp quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn

  • Tuân thủ các quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  • Giảm liên tục mức năng lượng tiêu thụ, chủ động kiểm soát chi phí năng lượng.
  • Giảm phát thải mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
  • Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp sản xuất xanh.
  • Xây dựng hệ thống dữ liệu tiêu thụ năng lượng nội bộ.
  • Sử dụng nguồn nhân lực và các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.
  • Giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh.

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THỰC HIỆN CỤ THỂ NHƯ SAU

Các bước thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 50001

Yêu cầu chứng nhận

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận.

Cách thức thực hiện: Thông qua bản đăng ký chứng nhận và hợp đồng/ thỏa thuận.

  • Tổ chức lựa chọn một đơn vị chứng nhận đủ điều kiện theo quy định.
  • Phiếu Đăng ký chứng nhận bao gồm các thông tin liên quan tới doanh nghiệp. Ví dụ: Tên doanh nghiệp; Địa điểm đánh giá; Lĩnh vực sản xuất; Số lượng nhân sự;…
  • Đơn vị chứng nhận tiếp nhận yêu cầu chứng nhận và đưa ra lộ trình thực hiện việc đánh giá.
  • Việc đánh giá tại địa điểm của khách hàng được thực hiện theo số ngày quy định.

Chú ý: Về việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001, tổ chức, doanh nghiệp có thể tự xây dựng và áp dụng hoặc thuê đơn vị tư vấn về việc xây dựng và áp dụng ISO.

Chuẩn bị đánh giá

Sau khi nhận được yêu cầu về đăng ký chứng nhận, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá. Bao gồm đánh giá tài liệu và đánh giá tại hiện trường.

  • Doanh nghiệp cần có những bằng chứng chứng minh về sự phù hợp trong hệ thống quản lý của mình và quy định trong tiêu chuẩn ISO.
  • Thực hiện đánh giá: xác nhận phạm vi đánh giá; Kiểm tra xem xét hoạt động quản lý và duy trì của tổ chức.
  • Các nội dung đánh giá cần lưu ý: Tình huống có thể ảnh hưởng đến việc chuẩn bị đánh giá hoặc các vấn đề tiềm ẩn về nhân sự; Tiến độ của kế hoạch chuẩn bị đánh giá; Đưa ra sự không phù hợp và quan sát.

Đánh giá giai đoạn 1

  • Đánh giá tài liệu hệ thống quản lý.
  • Tư vấn các rủi ro có thể bị ảnh hưởng khi đánh giá.

Đánh giá giai đoạn 2

  • Việc đánh giá được thực hiện tại địa điểm của tổ chức, doanh nghiệp (đánh giá chứng nhận tịa hiện trường).
  • Đánh giá sự phù hợp của tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng hoặc các tài liệu tiêu chuẩn khác có liên quan đối với hệ thống mà tổ chức đang xây dựng và áp dụng.
  • Đánh giá mức độ hiệu quả của việc giám sát, đo lường và xem xét so với các mục tiêu kết quả hoạt động, mục tiêu chi tiết (Phù hợp với sự mong đợi của các hệ thống quản lý có liên quan hoặc các tài liệu tiêu chuẩn khác).
  • Hệ thống quản lý của tổ chức, doanh nghiệp và các kết quả hoạt động có liên quan có tuân thủ đúng các quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan khác.
  • Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.
  • Chính sách quản lý theo các yêu cầu nội quy chính sách, chính sách, mục tiêu kết quả hoạt động và mục tiêu chi tiết, và các yêu cầu, trách nhiệm pháp lý.
  • Năng lực của nhân viên, việc quản lý, quy trình, dữ liệu kết quả hoạt động và các phát hiện trong đánh giá nội bộ cùng các kết luận.

Thẩm xét hồ sơ đánh giá và dự thảo cấp chứng nhận

  • Sau hai giai đoạn đánh giá, tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại hồ sơ, kiểm tra xác nhận và hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, doanh nghiệp đăng ký.
  • Một bản dự thảo (hay demo) chứng nhận sẽ được soạn sẵn bao gồm các thông tin nhưu một bản chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 50001 chính thức.

Cấp giấy chứng nhận

  • Việc cấp phép chứng nhận được thực hiện trogn vòng 15 ngày sau khi kết thúc quá trình đánh giá.
  • Tổ chức đăng ký chứng nhận sẽ được cấp bản chứng nhận ISO 50001 chính thức và logo chứng nhận.
  • Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp.

Đánh giá giám sát

  • Việc đánh giá giám sát được thực hiện tại địa điểm của khách hàng (đánh giá chứng nhận tại hiện trường).
  • Sau đánh giá chính thức và trước đánh giá tái chứng nhận, việc đánh giá giám sát phải được thực hiện 12 tháng 1 lần.
  • Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.
  • Đánh giá những hành động cho thấy tổ chức, doanh nghiệp thực hiện khắc phục các thực trạng hoặc quy định quản lý không phù hợp khi thực hiện các lần đánh giá trước và có hoạt động hoạch định nhằm phòng ngừa các rủi ro hoặc tái diễn.

Đánh giá tái chứng nhận

Sau khi đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 50001, tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đúng và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn. Việc đánh giá tái chứng nhận này nhằm tiếp tục xác nhận sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống quản lý, áp dụng hệ thống quản lý trong phạm vi chứng nhận.

Và đó là những nội dung về THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 50001 mà ICB muốn chia sẻ tới bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn cũng như tổ chức của mình áp dụng tiêu chuẩn này một cách có hiệu quả.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICB

Trụ Sở: C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Văn phòng miền Nam: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Zalo: 0912.958.536 Ms. Hải

Email: thuhai292.icb@gmail.com