Nhu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng lớn. Người tiêu dùng và chính quyền ngày càng yêu cầu thực phẩm chúng ta ăn phải có chất lượng và độ an toàn cao. Nếu sự cố xảy ra, nguồn lỗi cần được nhanh chóng tìm ra và khắc phục sự cố. Trước tiên, nhu cầu thường hướng trực tiếp đến từ các nhà thương mại bán lẻ, nhưng trách nhiệm hiện nay trải dài trong toàn bộ chuỗi thực phẩm bao gồm các nhà sản xuất thực phẩm, nhà sản xuất chính và nhà vận chuyển.
BRC LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Đây là điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này, thay vì chỉ kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở khâu bán hàng, với tiêu chuẩn BRC doanh nghiệp phải kiểm soát vấn đề vệ sinh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh.
LỢI ÍCH CỦA BRC
- Được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI);
- Việc khách hàng thừa nhận Tiêu chuẩn trên toàn cầu với các mô-đun bổ sung giúp giảm gánh nặng cho các cuộc đánh giá đối với doanh nghiệp;
- Được thiết kế để phản ánh phương pháp thực hành tốt nhất và cung cấp cách tiếp cận dựa trên rủi ro chung về an toàn và chứng nhận sản phẩm;
- BRC nhằm mục đích hài hòa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế với sự hỗ trợ của các nhà bán lẻ và nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới;
- Hỗ trợ tiếp cận thị trường của bạn ở Anh, Đức và Pháp;
- Tăng cường mối quan hệ với các nhà phân phối bán lẻ;
- Tăng tính minh bạch;
- Củng cố niềm tin của khách hàng;
- Sản xuất hợp lý;
- Giảm thiểu rủi ro thực phẩm đáng kể;
- Kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và giảm thiểu rủi ro sai lỗi;
- Tín hiệu được gửi về cách tiếp cận chủ động đối với an toàn thực phẩm;
- Tập trung vào những thách thức thiết yếu của doanh nghiệp.
CÁC LOẠI CHỨNG NHẬN BRC
Như đã đề cập ở trên thì BRC là một bộ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bộ tiêu chuẩn này được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại chính là BRC Food, BRC Packaging và BRC Storage & Distribution.
Các loại chứng nhận BRC
BRC Food
BRC Food là Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Quốc tế. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn BRC được GFSI ( Tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu) thừa nhận. Tiêu chuẩn này được phát triển tập trung cho nhóm đối tượng là các nhà chế biến thực phẩm. Cụ thể thì để sở hữu chứng nhận BRC Food, doanh nghiệp thực phẩm sẽ cần tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu được đưa ra trong BRC Food, đảm bảo Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp mình đạt chuẩn.
BRC Packaging
BRC Packaging là Tiêu chuẩn được đưa ra cho các nhà sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm một loạt các yêu cầu mà doanh nghiệp sản xuất bao bì cần đáp ứng nếu muốn sở hữu chứng nhận BRC Packaging. Đây cũng là Tiêu chuẩn bao bì đầu tiên trên thế giới được công nhận bởi GFSI.
BRC Storage & Distribution
Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006, BRC Storage & Distribution là Tiêu chuẩn về bảo quản và phân phối các sản phẩm thực phẩm. Tiêu chuẩn này thường phát triển và nhắm đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, lưu kho. Để đạt được chứng nhận BRC Storage & Distribution doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình hoạt động đồng thời sở hữu cơ sở vật chất đáp ứng được các tiêu chí đưa ra bởi BRC.
Hiện nay, trong 3 loại chứng nhận này thì ở nước ta, BRC Food là chứng nhận phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Lý do dẫn tới điều này là do ở nước ta dù có nhiều doanh nghiệp thực phẩm nhưng lại chưa phát triển ở mảng vận tải và lưu kho.
BRC TẬP TRUNG VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
Mỗi tiêu chuẩn của BRC sẽ tập trung vào những vấn đề khác nhau, nhưng do tại nước ta, BRC Food là phổ biến nên trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố mà BRC Food tập trung. Cụ thể là 7 yếu tố sau:
![]() |
Cam kết của quản lý cấp cao Cam kết của quản lý cấp cao là một phần quan trọng trong BRC, việc này đảm bảo nhà quản lý nắm rõ về toàn bộ cách vận hành của tiêu chuẩn, từ đó thực hiện và cải tiến liên tục các quy trình an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. |
![]() |
Kế hoạch HACCP Là một phần của BRC, HACCP cho phép doanh nghiệp có một kế hoạch phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, từ đó có thể xác định và quản lý bất kỳ mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm doanh nghiệp bạn sản xuất. |
![]() |
Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm Đảm bảo doanh nghiệp thực phẩm tuân thủ các yêu cầu được đưa ra trong Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. |
![]() |
Tiêu chuẩn nhà xưởng Các doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì một môi trường nhà xưởng đat chuẩn để xử lý và sản xuất thực phẩm. Cụ thể là nhà xưởng phải được bố trí, bảo trì, làm sạch và đảm bảo theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Doanh nghiệp của bạn cũng phải đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát sinh vật gây hại và dị vật. |
![]() |
Kiểm soát sản phẩm Doanh nghiệp sẽ cần chứng minh mình đã quản lý đúng cách các chất gây dị ứng, xuất xứ và thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp là an toàn. |
![]() |
Kiểm soát quy trình Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm phải chặt chẽ, tuân thủ theo kế hoạch HACCP và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo chất lượng sản phẩm |
![]() |
Nhân sự Nhân viên doanh nghiệp cần được đào tạo bài bản về cách sử dụng các thiết bị phù hợp, định hướng cũng như cách thực hiện các hành vi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. |
QUY TRÌNH XIN CHỨNG NHẬN BRC CHO DOANH NGHIỆP
Dưới đây là một số thông tin về quy trình xin chứng nhận BRC cơ bản cho một doanh nghiệp thực phẩm bạn có thể tham khảo:
- Thành lập ban BRC trong doanh nghiệp;
- Đào tạo tiêu chuẩn BRC cho nhân viên trong ban BRC;
- Hướng dẫn biên soạn tài liệu;
- Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn BRC;
- Đào tạo đánh giá nội bộ;
- Đánh giá nội bộ;
- Đăng ký chứng nhận;
- Đánh giá chứng nhận chính thức;
- Cấp chứng chỉ BRC;
- Cải tiến liên tục.
Trên đây là tất cả các thông tin về CHỨNG NHẬN BRC mà ICB muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, quý doanh nghiệp/ tổ chức nếu có bất cứ câu hỏi nào về BRC vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB)
Địa chỉ: C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: Văn phòng Miền Nam: 201/114 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 0911 289 136
Email: danganh.icb@gmail.com
ICB với đội ngũ chuyên gia hàng đầu luôn sẵn sàng mang đến cho quý khách hàng những thông tin giải đáp chi tiết và hợp lý nhất!

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.