0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

CHỨNG NHẬN THỰC PHẨM HỒI GIÁO HALAL

Hồi Giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới chiếm gần 25% tổng dân số thế giới.  Luật Hồi Giáo có các đạo luật mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo, Halal là tiêu chuẩn dựa trên luật của Hồi giáo, mà trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt.

HALAL LÀ GÌ?

Halal(ḥalāl) Có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có ý nghĩa là “sự cho phép, hợp pháp” Trong đời sống hàng ngày, Halal thường được dùng để chỉ các thực phẩm, sản phẩm, dịch vụ, và hành vi tuân thủ luật Shari’ah (luật Hồi giáo), đảm bảo chúng không chứa những gì bị cấm (Haram) theo tôn giáo.

Dấu chứng nhận Halal thực phẩm

Chứng nhận Halal là một căn cứ để chứng minh sự phù hợp với quy định pháp luật Hồi giáo đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Chứng nhận này giúp chứng thực và đánh dấu sản phẩm phù hợp với các tiêu chí của Halal.

PHÂN BIỆT HALAL VÀ HARAM

  • Haram trái ngược với Halal là “sự cho phép, hợp pháp” thì Haram mang ý nghĩa là những điều bị cấm hoặc không hợp pháp.
  • Halal và Haram là một phần từ giáo luật Hồi giáo được viết rất rõ ràng trong thiên kinh Qur’an và Hadits.
  • Chứng nhận Halal không phải phân biệt Halal và Haram mà là để xác nhận rõ tình trạng sản phẩm là Halal.

CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THỰC PHẨM HALAL

Tiêu chuẩn phân loại thực phẩm Halal bao gồm:

  • Tiêu chuẩn 1: Halal về các thành phần/nguyên liệu
  • Tiêu chuẩn 2: Halal trong cách thức để có được
  • Tiêu chuẩn 3: Halal trong cách chế biến
  • Tiêu chuẩn 4: Halal từ cách trình bày, vận chuyển và bảo quản

Bởi vì các sản phẩm thường chứa nhiều nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật hoặc các thành phần không được phép sử dụng của người Hồi Giáo. Chứng nhận Halal không quan tâm đến sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều đến công đoạn như sơ chế, phụ gia thêm vào, đóng gói, ghi nhãn kể cả quá trình bảo quản và vận chuyển. Vậy nên nếu quy trình sản xuất bị nhiễm bẩn hoặc sử dụng chất cấm thì đều được xem là Haram. Dưới đây là các sản phẩm bắt buộc phải phải đạt chứng nhận Halal tại thị trường Hồi Giáo:

  • Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu bia, chất có cồn)
  • Thuốc chữa bệnh
  • Mỹ phẩm
  • Các sản phẩm chức năng
  • Thức ăn chăn nuôi Halal, thức ăn thủy sản Halal
  • Các sản phẩm chăm sóc cá nhân

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL

Điều kiện để có chứng nhận Halal:

Để chứng nhận sản phẩm Halal thì nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sản xuất sản phẩm đó phải được chứng minh là Halal:

  • Các nguyên liệu từ thực vật, thủy hải sản chưa qua quá trình chế biến ( hoa quả tươi, cá biển đông lạnh,..).
  • Đối với các nguyên liệu đã có chứng nhận Halal : Công ty gửi chứng chỉ Halal còn hiệu lực. Chỉ phê duyệt chứng nhận Halal hợp lệ khi được cấp từ các tổ chức Halal Quốc tế được phê duyệt bởi Jakim, GAC,
  • Đối với các nguyên liệu đã qua chế biến không có chứng chỉ Halal, Công ty cung cấp các hồ sơ khác có đầy đủ thông tin về thành phần cấu tạo của nguyên liệu (Công bố chất lượng, Specification, Material Safe Data Sheet,..). Trong một số trường hợp, các hồ sơ khác liên quan có thể được yêu cầu bổ sung thêm để xác minh tình trạng Halal của nguyên liệu.
  • Không sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm.
  • Các nguyên liệu từ động vật bắt buộc phải có chứng nhận Halal của nguyên liệu đó. Toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal phải tách biệt với các sản phẩm không Halal.

Để đạt chứng nhận Halal thì sản phẩm phải chứng minh được tất cả nguyên liệu và công đoạn phải phù hợp với tiêu chuẩn

Quy trình chứng nhận Halal gồm các bước:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu chứng nhận

Bước 2: Báo giá và ký hợp đồng chứng nhận

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (đánh giá sơ bộ)

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 ( Đánh giá hiện trường)

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ và cấp chứng nhận

Các tổ chức chứng nhận Halal

Hiện nay tổ chức chứng nhận Halal có ba chương trình chứng nhận gồm: Jakim, Mui và GCC. Chứng nhận Halal Các thị trường Hồi giáo có quy định khác nhau về thời hạn chứng nhận và thị trường đặc biệt như Indonesia và GCC.

Chương trình Halal JAKIM Halal MUI Halal GCC
Thời hạn 1 năm 1 năm 3 năm
Loại sản phẩm đăng ký Thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, bao bì… Nguyên liệu, bán thành phẩm và hương liệu

Thực phẩm

Phạm vi xuất khẩu: Tất cả các nước, ngoại trừ: Indonesia và Khối GCC Tất cả các nước, ngoại trừ: Malaysia và Khối GCC Chỉ có giá trị tại GCC. ( Khối GCC bao gồm: UAE, Kuwwait, Oman, Quatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen)
Tiêu chuẩn áp dụng

Malaysian Standards:

MS 1500:2019, …

HAS 23000 GSO 2055 – 1:2015

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM HALAL

Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng, vì họ nghi ngờ. Nhưng với 1 sản phẩm có chứng nhận Halal trên bao bì thì mọi nghi ngờ đó đều bị xóa bỏ và họ chỉ sử dụng những sản phẩm có logo Halal trên bao bì kể cả đối với sản phẩm thủy sản và thực vật. Chính vì vậy, khách hàng thường yêu cầu chứng nhận Halal để là bằng chứng cho việc sản phẩm đó vẫn còn “tinh khiết” (tức không bị nhiễm hoặc có thành phần là các chất cấm Haram) sau các công đoạn chế biến. Hơn nữa, chứng nhận Halal còn chứng minh về chất lượng an toàn thực phẩm.

Người Hồi giáo chiếm 24,9% (1,9 tỷ) trên tổng dân số thế giới (Survey Pew Research, 2020). Chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng 3,1%, từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Sự phát triển của xu hướng du lịch Halal đang bắt đầu lan rộng toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm Halal rất lớn và trở thành vấn đề nhạy cảm đối với người Hồi giáo

Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể về CHỨNG NHẬN THỰC PHẨM HỒI GIÁO HALAL vui lòng liên hệ ngay ICB để được hỗ trợ miễn phí một cách nhanh nhất và chi tiết nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICB

Trụ sở: C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

VPMN: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại/ zalo: 0915.157.536

Email: nali2000.icb@gmail.com