VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi, trong đó có Chứng nhận VietGAP Thủy sản.
Chứng nhận VietGAP thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt, giúp người dân tăng lợi nhuận từ đó xa hơn tiến đến phát triển nền nông nghiệp Nước nhà. Kể từ khi được ban hành từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia nuôi trồng, sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP và thu được nhiều lợi ích kinh tế, góp phần vào sự phát triển của Đất nước.
Đối tượng áp dụng chứng nhận VietGAP thuỷ sản
Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Nước tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động tư vấn, đánh giá chứng nhận VietGAP nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm.
Xem thêm: ĐÀO TẠO VIETGAP CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC
Lợi ích chứng nhận VietGAP thuỷ sản
Lợi ích đối với người nuôi thủy sản:
- Giảm chi phí hóa chất, kháng sinh;
- Giảm chi phí thức ăn;
- Giảm thời gian nuôi;
- Tăng tỷ lệ sống của thủy sản;
- Chi phí lấy mẫu kiểm tra ATTP sau thu hoạch giảm;
- Đáp ứng nhu cầu hội nhập (bán được hàng);
- Tạo dựng thói quen trong quản lý nuôi theo phương pháp công nghiệp.
Lợi ích đối với xã hội:
- Đây là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, tăng giá trị xuất khẩu và nâng cao chất lượng của cộng đồng do được sử dụng những thực phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Phát triển nuôi theo quy hoạch;
- Đạt được mục tiêu nuôi thủy sản có trách nhiệm (nội dung quan trọng của phát triển bền vững);
- Uy tín Quốc gia được nâng cao.
Lợi ích đối với cơ sở chế biến VietGAP:
- Giảm chi phí kiểm tra nguyên liệu;
- Giảm số lượng lô hàng bị tái chế;
- Không có lô hàng bị tiêu hủy do không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
- Sẽ được sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn với sức khỏe, không còn nỗi lo chất lượng thực phẩm.
- Được sống trong môi trường trong lành.

Quy trình đánh giá chứng nhận VietGAP thuỷ sản
- Đăng ký thông tin đánh giá chứng nhận VietGAP.
- Khảo sát sơ bộ cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Triển khai đánh giá chính thức tại cơ sở.
- Trả kết quả thử nghiệm.
- Khắc phục các điểm chưa phù hợp.
- Cấp chứng nhận VietGAP thủy sản cho cơ sở nuôi trồng với chứng chỉ kèm theo.
- Đánh giá giám sát từng năm và đánh giá tái chứng nhận sau 2 năm.

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ (ICB)
Địa chỉ:
Miền Bắc: C9 Lô 8 KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, tp. Hà Nội
Miền Nam: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: Mr Thanh Tùng 0913.748.863
Email: cert@chungnhanquocte.vn

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.