Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Việc áp dụng hiệu quả các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, tạo dựng uy tín và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết về các nội dung về các phương thức đánh giá phổ biến hiện nay, bao gồm:
(1) Giới thiệu về phương thức đánh giá sự phù hợp
(2) Các phương thức đánh giá sự phù hợp
(3) Điểm khác nhau của các phương thức đánh giá
Với nội dung được trình bày một cách rõ ràng, khoa học, bài viết này hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các phương thức đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng cường uy tín trên thị trường.
Giới thiệu về phương thức đánh giá sự phù hợp
– Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
– Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

Các phương thức đánh giá sự phù hợp
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm.
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
Căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy trên thị trường.
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa
Căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hóa đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
Bạn có thể đọc chi tiết các phương thức ở Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Điểm khác nhau của các phương thức đánh giá
Tiêu chí | Thử nghiệm mẫu điển hình | Đánh giá quá trình sx | Giám sát thông qua thử nghiệm | Giám sát thông qua lấy mẫu | Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý | Thử nghiệm đánh giá lô sản phẩm | Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sp và hàng hoá | ||
Sản xuất | Thị trường | Sản xuất | Thị trường | ||||||
Phương thức 1 | ν | ||||||||
Phương thức 2 | ν | ν | |||||||
Phương thức 3 | ν | ν | ν | ||||||
Phương thức 4 | ν | ν | ν | ν | |||||
Phương thức 5 | ν | ν | ν | ν | |||||
Phương thức 6 | ν | ||||||||
Phương thức 7 | ν | ||||||||
Phương thức 8 | ν |
Lời kết:
Lựa chọn phương thức đánh giá phù hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ (ICB)
Địa chỉ:
Miền Bắc: C9 Lô 8 KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, tp. Hà Nội
Miền Nam: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: Mr.Long 0385 380 099
Email: longmai.icb@gmail.com

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.