0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 22000/ HACCP

Đánh giá

Việt Nam, với vị thế là một quốc gia nông nghiệp, có nguồn tài nguyên nông sản phong phú và đa dạng. Các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, trái cây nhiệt đới… luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, để nông sản Việt có thể xâm nhập và duy trì vị thế tại các thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, hay các nước phát triển khác, thì yếu tố an toàn thực phẩm là một yêu cầu quan trọng. Các doanh nghiệp cần chứng minh được khả năng kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, chứng nhận ISO 22000 và HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò then chốt, giúp các doanh nghiệp không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy, những lợi thế cụ thể mà doanh nghiệp có thể nhận được khi đạt các chứng nhận này là gì?

TỔNG QUAN VỀ ISO 22000 VÀ HACCP

ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được phát hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu nhằm đảm bảo một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, từ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, đến vận chuyển và phân phối thực phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc quản lý rủi ro, kiểm soát an toàn và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

HACCP là gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn) là một hệ thống quản lý nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ và phân phối thực phẩm. HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm đều được giám sát và kiểm soát để ngăn chặn các rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

THỰC TRẠNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 24,85 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số đó, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chạy nhất và có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là:

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trong 9 tháng năm 2024

  • Rau quả đạt 5,84 tỷ USD, tăng 39,4%
  • Cà phê đạt 4,37 tỷ USD, tăng 39,6%
  • Gạo đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5%
  • Nhân điều đạt 3,17 tỷ USD, tăng 22,5%
  • Cao su đạt 2,84 tỷ USD, tăng 16,4%

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực và mặt hàng nông sản khác của nước ta đều có kết quả tích cực.

ĐIỂM DANH 4 MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Xuất khẩu rau quả tăng gần 70%

Đứng đầu nhóm hàng nông sản của Việt Nam là mặt hàng rau quả. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2024 đạt 5,84 tỷ USD, tăng 39,4% so với năm 2023 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục duy trì mức cao

Về mặt hàng gạo, trong năm 2024 đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, giá xuất bán trung bình của gạo Việt trong 9 tháng qua đạt 632,2 USD/tấn, tăng 18,2% so với cùng kỳ.

Việt Nam tiếp tục giữ vị thế số 2 thế giới về xuất khẩu cà phê

Ấn tượng hơn cả là giá bình quân xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt mức 3.683 USD/tấn, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2024 đạt 4,37 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu nhân điều tăng ở tất cả các thị trường chủ lực

Với mặt hàng điều, xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong năm 2024 đạt 644 nghìn tấn, trị giá 3,14 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.657 USD/tấn, giảm 3,3% so với năm 2022.

LỢI THẾ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 22000 VÀ HACCP

Lợi thế xuất khẩu nông sản khi đạt chứng nhận ISO 22000/ HACCP

Tăng cường uy tín và nâng cao niềm tin của khách hàng quốc tế

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường phát triển như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, việc có chứng nhận ISO 22000 và HACCP gần như là điều kiện tiên quyết để nông sản được phép nhập khẩu. Khách hàng và đối tác sẽ tin tưởng hơn khi làm việc với các nhà cung cấp có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn. Điều này giúp tạo dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững, lâu dài và mở rộng cơ hội hợp tác.

Đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế

Các chứng nhận này giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu. Điều này không chỉ giúp sản phẩm được lưu hành trên thị trường quốc tế mà còn tránh được các rủi ro liên quan đến việc bị từ chối hàng hoặc phạt vi phạm

Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường toàn cầu

Sản phẩm nông sản khi đạt chứng nhận ISO 22000/HACCP sẽ có sự khác biệt so với các sản phẩm chưa đạt chuẩn, từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều khách hàng lớn và nhà bán lẻ trên thế giới ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp có chứng nhận này để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Mở rộng cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính

Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000 và HACCP sẽ có lợi thế lớn trong việc tiếp cận các thị trường này, mở rộng cơ hội kinh doanh, từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Không những vậy, việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm còn giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần tại các thị trường đã xâm nhập.

Cải thiện hiệu suất sản xuất và giảm thiểu rủi ro

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Các quy trình được thiết lập bài bản, khoa học, đảm bảo từng giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn.

Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm, như nhiễm khuẩn, hư hỏng sản phẩm, hoặc vi phạm quy định nhập khẩu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí phát sinh do việc thu hồi sản phẩm, đền bù hoặc mất uy tín trên thị trường quốc tế.

Tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng

Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP giúp doanh nghiệp thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng và minh bạch. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất và điều kiện bảo quản. Do đó, khả năng truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp tăng niềm tin của khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm nếu có.

KẾT LUẬN

Đạt chứng nhận ISO 22000 và HACCP là một bước tiến quan trọng giúp các doanh nghiệp nông sản Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây không chỉ là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu, mà còn là lợi thế để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chứng nhận này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn giúp xây dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng và đối tác quốc tế, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.

Và đó là những nội dung về LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 22000/ HACCP mà ICB muốn chia sẻ tới bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn cũng như tổ chức của mình áp dụng tiêu chuẩn này một cách có hiệu quả.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICB

Trụ Sở: C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Văn phòng miền Nam: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Zalo: 0912.958.536 Ms. Hải

Email: thuhai292.icb@gmail.com