Quyết tâm với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050, Việt Nam phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động kiểm kê khí nhà kính. Sau đây là một số những quy định kiểm kê khí nhà kính mới nhất được ban hành.
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐ 72/2020/QH14 BAN HÀNH 17/11/2020, CÓ HIỆU LỰC 01/01/2022
Luật bảo vệ môi trường 2020
Luật bảo vệ môi trường 2020 (Số 72/2020/QH14) được ban hành ngày 17/11/2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung về kiểm kê khí nhà kính.
Cụ thể, theo Mục 7 – Điều 91 của Luật Bảo vệ môi trường quy định, cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm;
- Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở
NGHỊ ĐỊNH 06/2022/NĐ-CP BAN HÀNH NGÀY 07/01/2022 QUY ĐỊNH VỀ GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
Quy định về Đối tượng phải thực hiện giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Cụ thể tại Điều 5 – Chương II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định các đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm như sau:
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Quy định về Cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Điều 6 – Chương II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về việc xây dựng và cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể:
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
- Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Quy định về các Yêu cầu phải đảm bảo khi kiểm kê khí nhà kính
Khoản 1 – Điều 11 – Chương II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP đặt ra 5 yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính:
- Yêu cầu 1: Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
- Yêu cầu 2: Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;
- Yêu cầu 3: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
- Yêu cầu 4: Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;
- Yêu cầu 5: Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.
Quy định về báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Điều 11 – Mục 4 về Kiểm kê KNK
- Cung cấp số liệu hoạt động và thông tin liên quan trước ngày 31/03/2023
- Kiểm kê từ 2024:
- Tần suất báo cáo: hai năm một lần từ năm 2024
- Đơn vị tiếp nhận: UBND cấp tỉnh
- Thời hạn báo cáo: trước ngày 31/03/2025
Quy định về kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
Điều 13 – mục 4: Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK
- Đơn vị tiếp nhận: Cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND cấp tỉnh
- Nội dung: Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ từ năm 2026 – 2030
- Thời hạn: trước ngày 31/12/2025
Điều 10 – mục 3: Nội dung hoạt động, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK
- Đơn vị tiếp nhận: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và Bộ TNMT
- Thời hạn báo cáo: Trước ngày 31/03/2027
- Tần suất báo cáo: hằng năm
QUYẾT ĐỊNH 13/2024/QĐ-TTG
Quyết định 01/2022/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 13/08/2024 đã ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Danh mục lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2022/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 07/07/2020, việc vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các quy định bảo vệ tần ô – dôn được quy định tại Điều 45 nghị định này.
THÔNG TƯ SỐ 96/2020/TT-BTC
Thông tư số 96/2020/TT-BTC được ban hành ngày 16/11/2020 (Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán) có đặt ra quy định về kiểm kê khí nhà kính.
Cụ thể theo Mục 2 – Điều 10 – Chương II của Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoản đề cập tới nội dung báo cáo về phát thải khí nhà kính phải có trong Báo cáo thường niên áp dụng cho công ty đại chúng.
QUY TRÌNH KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH TẠI ICB
Bước 1: Xác định ranh giới kiểm kê khí nhà kính
- Ranh Giới Tổ chức: Xác định cơ sở, hoạt động hoặc công ty con nào được bao gồm trong việc tính toán phát thải.
- Các loại khí nhà kính (GHG): Xác định tính toán các khí chính trong Nghị định thư Kyoto (CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6) hay mở rộng sang các khí khác có tác động đáng kể.
- Phạm vi kiểm kê: Xác định phạm vi phát thải và các nguồn phát thải theo từng phạm vi của tổ chức bao gồm Phạm vi 1 (trực tiếp), Phạm vi 2 (năng lượng gián tiếp) và Phạm vi 3 (gián tiếp khác).
Bước 2: Thu thập dữ liệu
- Dữ liệu Hoạt động: Thu thập thông tin về các hoạt động dẫn đến phát thải.
- Hệ số Phát thải: Xác định các hệ số phát thải đáng tin cậy và phù hợp nhất cho từng loại hoạt động. Các hệ số này chuyển đổi dữ liệu hoạt động thành lượng khí thải GHG (từ IPCC hoặc cơ sở dữ liệu của chính phủ).
Bước 3: Tính toán lượng phát thải
- Tính toán: Nhân dữ liệu hoạt động với hệ số phát thải cho từng nguồn phát thải và loại GHG để có được lượng khí thải được tính bằng CO2e.
Bước 4: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
- Kiểm kê GHG: Tính toán dữ lượng phát thải bằng một báo cáo bao gồm phương pháp luận, nguồn dữ liệu và bất kỳ giả định nào được đưa ra.
- Truyền thông: Chia sẻ với các bên liên quan (nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý, v.v). Nhấn mạnh các phương án giảm phát thải, lộ trình và tiến độ đạt được các mục tiêu đề ra
Bước 5: Xác minh GHG
- Xác minh: Là xác minh của bên thứ ba để nâng cao độ tin cậy của báo cáo GHG.
- Cơ quan Xác minh Được Công nhận: Là cơ quan được công nhận theo ISO 14065 (tiêu chuẩn dành riêng cho các cơ quan xác minh GHG) sẽ kiểm tra các tính toán, phương pháp luận và nguồn dữ liệu của báo để đảm bảo tuân thủ ISO 14064-1.
- Tuyên bố Xác minh: Sau khi thẩm tra, tổ chức sẽ nhận được một tuyên bố xác nhận rằng kiểm kê GHG của tổ chức đã được xác minh độc lập.
ICB – LỰA CHỌN SỐ 1 CHO DOANH NGHIỆP BẠN
- ICB triển khai về cung cấp dịch vụ kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018.
- Đào tạo ISO 14064-1, ISO 14064-2, ISO 14067 uy tín – chuyên nghiệp.
- Quy trình làm việc khoa học, nhanh chóng, rõ ràng.
- Dịch vụ trọn gói, không phát sinh chi phí.
Xem thêm các chương trình đào tạo khác của ICB tại đây
LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICB
- Địa chỉ: C9 Lô 8 KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
- Điện thoại: Ms Ngọc Ánh 0911.289.136
- Email: danganh.icb@gmail.com
- Web: chungnhanquocte.vn

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.