0913 748 863

0916 928 036

0912 958 536

Chứng Nhận VietGAP Là Gì? Lợi Ích Của Chứng Nhận VIETGAP

5/5 - (1 bình chọn)

Chứng nhận VietGAP tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội tại Việt Nam. Nếu bạn đang kinh doanh thực phẩm sạch; hãy tìm hiểu ngay về chứng nhận VietGap để đưa sản phẩm của mình ra thị trường với tính cạnh tranh cao nhé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chứng nhận VietGAP là gì? và lợi ích mà chứng nhận VietGAP mang lại trong kinh doanh.

Chứng nhận VietGAP là gì?

VIETGAP ( Theo Wikipedia ) là viết tắt của cụm từ Vietnamese good agricultural practices có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn những tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm mục đích đảm bảo: An toàn thực phẩm; Sức khỏe an toàn lao đồng; Bảo vệ môi trường trường và Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Tổ chức cấp chứng nhận VietGAP
ICB là tổ chức tư vấn cấp chứng nhận VietGAP

Điều kiện để được cấp chứng nhận VietGAP?

Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:

– Thứ nhất về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

– Thứ hai về an toàn thực phẩm: bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

– Thứ ba về môi trường làm việc: mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

– Thứ tư về truy tìm nguồn gốc sản phẩm: tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Lợi Ích Của Chứng Nhận VIETGAP

Trên nền tảng xây dựng tiêu chuẩn VietGAP, ta có thể thấy được những lợi ích của việc chứng nhận VietGAP như sau:
Tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn VietGAP cho phép quản lý đất, nước, giá thể và vật tư đầu vào … phải đảm bảo. Đầu vào được đảm bảo thì đầu ra cũng sẽ được đảm bảo. Những sản phẩm sản xuất ra sẽ được đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tạo dựng niềm tin

Tạo dựng được niềm tin của khách hàng khi sử dụng thực phẩm an toàn; giảm thiểu những tác nhân gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe người tiêu dùng. Ngày nay, điều kiện đời sống của người dân tăng cao, yêu cầu về thực phẩm cũng theo đó tăng lên, việc tạo ra được những sản phẩm sẽ đáp ứng được những nhu cầu của con người. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần xây dựng xã hội bền vững.

Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn Vietgap sẽ được đánh giá cao hơn. Tiêu chuẩn VietGAP được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn khác như GlobalGAP, JGAP… Vì thế, hàng hóa của Việt Nam được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ dễ dàng lưu thông hơn đặc biệt là khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Tạo sự ổn định về chất lượng và giá cả của các sản phẩm trên thị trường.

– Giảm thiểu những tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình trồng trọt đều được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn.

– Giúp nâng cao thương hiệu cho các nhà sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như: Tổ hợp tác Trồng mãng cầu gai Kiên Hòa ở Sóc Trăng; HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến ở Hòa Bình; HTX nông nghiệp Đồng Tâm 3 sản xuất Bưởi ở Hiệp Hòa, Bắc Giang.

– Tăng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

– Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các nhà quản lý.

Điều kiện ‘cần và đủ’ khi chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008, đây là tiêu chuẩn riêng của Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:

– Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.

– Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

– Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

– Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Tính chi phi chứng nhận VietGAP

– Đối tượng đánh giá: Cần xác định xem đối tượng đánh giá chứng nhận VietGAP là gì? Từng loại sản phẩm sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Ví dụ như các tiêu chí đánh giá mô hình Cây ăn quả sẽ khác với mô hình Rau. Mỗi loại cây ăn quả lại cũng có tiêu chí đánh giá khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng loại. Vì thế chi phí kiểm tra, đánh giá cũng khác nhau.

– Diện tích nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng cũng là một yếu tố quan trọng để xác định công lao động của chuyên gia. Diện tích nuôi trồng lớn thì tổng thời gian đánh giá cua các chuyên gia cũng nhiều hơn => Công đánh giá nhiều hơn các cơ sở có diện tích nuôi trồng nhỏ.

– Khoảng cách giữa các vùng nuôi trồng: Tại cơ sở sản xuất, nếu các vùng nuôi trồng được quy hoạch tập trung thì sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Trong trường hợp các vùng nuôi trồng chưa được quy hoạch tập trung thì việc di chuyển để đánh giá giữa các vùng của chuyên gia sẽ mất thời gian. Thời gian đánh giá của chuyên gia sẽ nhiều hơn.

– Hình thức đánh giá: Hình thức đánh giá cũng sẽ quyết định đến chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP. Chứng nhận lần đầu, chuyên gia xây dựng toàn bộ kế hoạch, tài liệu… nhưng đến giám sát hoặc tái chứng nhận thì có một số hoạt động dựa trên thông tin đã có từ chứng nhận lần đầu. Như thế sẽ giảm bớt thời gian cần thiết của chuyên gia. Chi phí công chuyên gia cũng sẽ ít hơn.

– Các chi phí khác: Các chi phí in ấn tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGAP. Chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá chứng nhận.

Tổ Chức Chứng Nhận VIETGAP

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế ICB có bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận sản phẩm, được Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định năng lực CHỨNG NHẬN VietGAP TRỒNG TRỌT theo quyết định số 2734/TĐC-HCHQ.

Xem ngay Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục Trồng Trọt – Bộ nông nghiệp và phát triển Nông Thông cung cấp thông tin:  http://www.cuctrongtrot.gov.vn/TinTuc/Index/4343

Chứng nhận VietGAP tại Phú Thọ
Ảnh chuyên gia VietGAP của ICB đánh giá thực địa tại HTX sản xuất chè an toàn Xã Long Cốc, tỉnh Phú Thọ.

ICB là tổ chức chứng nhận VietGAP

Là tổ chức chứng nhận độc lập tại Việt Nam. Chứng nhận quốc tế ICB tự hào được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP. Các tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn cấp chứng nhận VietGAP vui lòng liên hệ ngay với ICB để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hướng dẫn chi tiết.

Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai tổ chức cấp chứng nhận tại Việt Nam. Chúng tôi tự tin mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp quy trình cấp chứng nhận nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí về hồ sơ, thủ tục và quy trình chứng nhận VietGAP, vui lòng liên hệ hotline: 0913 748 863 hoặc 0916 928 036.