0913 748 863

0916 928 036

0912 958 536

Báo Giá Chi Phí Đánh Giá Chứng Nhận VietGAP

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, việc sản xuất/chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP là một bước tiến giúp thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Sản xuất là một vấn đề, chứng nhận lại là vấn đề khác. Chi phí chứng nhận bao nhiêu là thỏa đáng? Đây là câu hỏi mà các cơ sở sản xuất theo quy trình VietGAP đang phân vân. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu về trình tự thực hiện chứng nhận VietGAP và những yếu tố quyết định chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP của Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế (ICB).

Chi phí cấp chứng nhận VietGAP
Xác định chi phí chứng nhận VietGAP

Trình tự thực hiện chứng nhận VietGAP

– Lên hợp đồng, tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế (ICB) và khách hàng thỏa thuận ký kết hợp đồng. ICB có nghĩa vụ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cần thiết để chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

– Thực hiện đánh giá: ICB cử Đoàn chuyên gia xuống đánh giá tại các cơ sở sản xuất cần chứng nhận. Đoàn chuyên gia có nhiệm vụ tổ chức đào tạo và đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá đối với từng sản phẩm có trong tiêu chuẩn VietGAP.

– Cấp chứng nhận: Trường hợp kết quả điều tra, đánh giá đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đề ra, ICB tiến hành cấp giấy chứng nhận VietGAP cho khách hàng (Giấy chứng nhận sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp).

– Giám sát sau chứng nhận: Trong thời hạn giấy chứng nhận có hiệu lực, Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá giám sát với tần suất 1 lần/vụ. Mục đích của việc giám sát là xem xét việc duy trì các tiêu chí của VietGAP so với thời điểm chứng nhận.

– Đánh giá tái chứng nhận: Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, khách hàng đăng ký tái chứng nhận nếu có nhu cầu. Trình tự thực hiện tái chứng nhận VietGAP giống trình tự thực hiện chứng nhận.

-> Đơn vị bạn có đủ điều kiện cấp chứng nhận VietGAP Xem ngay: chứng nhận VietGAP

Những yếu tố xác định chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

Chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP được tính dựa trên số công lao động của các chuyên gia và các chi phí khác có liên quan. Cụ thể:

Công lao động của các chuyên gia được xác định dựa trên:

– Đối tượng đánh giá: Cần xác định xem đối tượng đánh giá chứng nhận VietGAP là gì? Từng loại sản phẩm sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Ví dụ như các tiêu chí đánh giá mô hình Cây ăn quả sẽ khác với mô hình Rau. Mỗi loại cây ăn quả lại cũng có tiêu chí đánh giá khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng loại. Vì thế chi phí kiểm tra, đánh giá cũng khác nhau.

– Diện tích nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng cũng là một yếu tố quan trọng để xác định công lao động của chuyên gia. Diện tích nuôi trồng lớn thì tổng thời gian đánh giá cua các chuyên gia cũng nhiều hơn => Công đánh giá nhiều hơn các cơ sở có diện tích nuôi trồng nhỏ.

– Khoảng cách giữa các vùng nuôi trồng: Tại cơ sở sản xuất, nếu các vùng nuôi trồng được quy hoạch tập trung thì sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Trong trường hợp các vùng nuôi trồng chưa được quy hoạch tập trung thì việc di chuyển để đánh giá giữa các vùng của chuyên gia sẽ mất thời gian. Thời gian đánh giá của chuyên gia sẽ nhiều hơn.

– Đối với mỗi cơ sở, chuyên gia cần xây dựng kế hoạch đánh giá và thống nhất kế hoạch với cơ sở.

– Chuyên gia đánh giá tài liệu và hồ sơ của cơ sở sản xuất.

– Chuyên gia tiến hành đánh giá thực địa tại cơ sở sản xuất và lập báo cáo. Trong trường hợp có lỗi sai, cơ sở báo cáo khắc phục sai lỗi, chuyên gia sẽ tiến hành thẩm tra; đánh giá hành động khắc phục.

– Hình thức đánh giá: Hình thức đánh giá cũng sẽ quyết định đến chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP. Chứng nhận lần đầu, chuyên gia xây dựng toàn bộ kế hoạch, tài liệu… nhưng đến giám sát hoặc tái chứng nhận thì có một số hoạt động dựa trên thông tin đã có từ chứng nhận lần đầu. Như thế sẽ giảm bớt thời gian cần thiết của chuyên gia. Chi phí công chuyên gia cũng sẽ ít hơn.

Các chi phí cần thiết có liên quan bao gồm:

– Các chi phí in ấn tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGAP.

– Chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá chứng nhận.

Trên đây là một số yếu tố được nêu ra để làm cơ sở xác định chi phí chứng nhận VietGAP. Tuy nhiên, chi phí cụ thể, chính xác còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ICB và Cơ sở địa phương cần đánh giá.

Công ty Cổ Phần Chứng Nhận Quốc tế ICB là một trong số ít đơn vị được cấp phép tư vấn cấp chứng nhận VietGAP. Liên hệ ngay với ICB để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.