0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

Quy Trình Chăm Bón Khoai Sọ Đáp Ứng Theo Tiêu Chuẩn Vietgap

5/5 - (1 bình chọn)

Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọ biên soạn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này được đưa ra nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn; cải tiến tập quán canh tác của bà con nông dân; đảm bảo sức khỏe cho người lao động và bảo vệ môi trường hệ sinh thái. Sau đây, chúng tôi – Công ty cổ phần chứng nhận ICB xin chia sẻ một chút về quy trình chăm sóc Khoai sọ đáp ứng theo tiêu chuẩn Vietgap.

Sơ lược về cây khoai sọ

Khoai sọ có nguồn gốc từ các vùng đồng bằng của Malaysia. Khoai sọ có củ cái và củ con. Củ cái khoai sọ nhỏ hơn so với khoai môn, nhưng lại có nhiều củ con. Trong các củ con chứa rất nhiều tinh bột, có thể luộc dùng thay cơm. Ngoài ra người ta còn thường chế biến khoai sọ thành nhiều món như: nấu canh xương; canh tôm; hầm vịt; nấu lẩu; … hoặc nấu chè giải nhiệt mùa hè rất tốt.

Nhóm khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt, chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống khoai sọ: Khoai sọ trắng; Khoai sọ sớm; khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím…

Chăm sóc khoai sọ

Quy trình Chăm sóc khoai sọ đáp ứng tiêu chuẩn Vietgap

Điều kiện quan trọng nhất đáp ứng được tiêu chuẩn VietGap là sản phẩm phải sạch.Tuy nhiên, nếu quy trình chăm sóc không đảm bảo thì cũng thể cho ra sản phẩm Khoai sọ đảm bảo an toàn thực phẩm; đáp ứng theo tiêu chuẩn Vietgap được.

Kỹ thuật trồng khoai sọ đáp ứng theo tiêu chuẩn Vietgap

Thời vụ trồng khoai sọ khi nào là thích hợp?

Thời vụ trồng khoai sọ sớm là vào cuối năm từ tháng 10 – 12. Khoai sọ muộn sẽ vào khoảng tháng 2 năm sau.

Chọn Giống khoai sọ tốt

Những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 – 30gr/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. Đây được gọi là những củ giống tốt, sinh trưởng nhanh.

Chuẩn bị đất trồng

Khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn. làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Trồng khoai trên ruộng cạn; lên luống rộng 40cm, cao 20 – 30cm, rãnh luống 20-30cm.

Mật độ trồng cho năng suất

Trước khi trồng cần căn cứ điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Mật độ thường áp dụng khoảng cách hàng 60cm, cây cách cây 30cm. Mật độ 25.000-35.000 cây/ha, với khoảng Cách trồng:Củ giống sâu dưới mặt đất khoảng 5 – 7cm, mầm chính hướng lên trên. Trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên bề mặt luống để giữ ẩm cho củ giống mọc mầm nhanh. Sử dụng màng phủ có bề rộng 1-1,2m, phủ trùm qua luống.

Kỹ thuật Chăm sóc đáp ứng theo tiêu chuẩn Vietgap

Trong quá trình trồng, bà con cần Xới xáo làm sạch cỏ kết hợp với các lần bón thúc và vun gốc.

Chăm sóc đáp ứng theo tiêu chuẩn Vietgap

Tưới nước

Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 – 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

Phân bón

Khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân vô cơ. Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh hưởng đến năng suất. Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón… Đất xấu, giống ngắn ngày thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng kali cần giảm bớt.

Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10-15 tấn phân chuồng mục và 80-100kg N+60-80 kg P2O5 80 – 100 kg K2O cho 1 ha. Các loại phân bón cho khoai sọ thường có gốc sunphát tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp với tỷ lệ 13-13-21 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng.

Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây được 3 lá, bón 1/2 lượng phân đạm và ⅓ lượng phân kali;

Bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, bón 1/2 lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali. Bón phân cách gốc 10cm. Không bón quá sâu hoặc quá xa gốc.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc cây khoai sọ, thường gặp một số loại bệnh như:

Bệnh sương mai: Phòng trừ: Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng. Bón cân đối phân chuồng và phân hoá học kết hợp trồng đảm bảo mật độ, vụ tạo vồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tạo cho cây khoẻ mạnh. Khi có bệnh có thể phun các loại thuốc sau: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Antracol 70 WP.

Bệnh khảm lá: Phòng trừ: Dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng. Nhổ bỏ các cây bị bệnh. Phun các loại thuốc để diệt rầy (Aphis spiraeclla) môi giới truyền bệnh.

Sâu khoang: Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, tơi, ải trước khi trồng. làm cỏ vun xới thường xuyên. Sau khi thu hoạch thu gom tàn dư cây trồng để đốt hoặc làm phân. Dùng bả chua ngọt để bẫy bướm khi chúng ra rộ. Padan 95EC; các loại thuốc trừ sâu sinh học 9 Reasgant 5 EC; Tasieu 5 WG, Regent 800WG…

Trong sản xuất Khoai sọ, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh hại, tràn lan không đúng cách sẽ để lại dư lượng trên củ khoai, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mãn tính. Để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thuốc BVTV trên củ khoai cần áp dụng các biện pháp sau:

– Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV.

– Cắm biển cảnh báo tại vùng vừa phun; không phun thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng cho cây trồng tại Việt Nam, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Ghi chép các thông tin về thuốc BVTV vào nhật ký sản xuất.

Thu hoạch, bảo quản

Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng, thường thu hoạch lúc 5-7 tháng sau trồng. Có thể cắt dọc trước thu hoạch, củ không cần rửa và đem về chỗ mát.

Trên đây là quy trình chăm bón cây khoai sọ đáp ứng theo tiêu chuẩn Vietgap mà ICB muốn giới thiệu tới bà con. Chúc bà con thành công!

Tổ chức chứng nhận VIETGAP khoai sọ

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) đã được Bộ Khoa Học Và Công Nghệ – Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng cấp Giấy Chứng Nhận Đăng ký hoạt động chứng nhận VIETGAP.

Chứng chỉ VietGap do ICB cấp cho các cơ sở có hiệu lực tối đa 3 năm kể từ ngày cấp.

Nếu Qúy đơn vị vẫn còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp: Ms. Điệp 0918932136.