0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

Thực Hành Sản Xuất Cam Sành Theo Tiêu Chuẩn Vietgap

5/5 - (1 bình chọn)

Cam sành là một trong những loại trái cây rất thông dụng ở nước ta; là sản phẩm rất được người tiêu dùng lựa chọn bởi những tác dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác cam; các nhà vườn thường gặp nhiều loại sâu bệnh hại và có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây cam. Điều này thường gây ảnh hưởng đến chất lượng quả; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Vậy, làm thế nào để các nhà vườn sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn Vietgap, để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Giới thiệu chung về sản phẩm Cam sành

Cam sành là giống cây ăn quả có múi thuộc chi cam chanh; rất dễ nhận biết qua lớp vỏ dày, sần sùi giống mảnh sành; Vỏ màu xanh, khi chín có màu vàng. Ở Việt Nam, cam sành được trồng nhiều ở các vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang; Tuyên Quang; Yên Bái. Cam sành thường thu hoạch vào dịp Tết và cho năng suất cao.

Trong cam sành chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất; rất tốt cho sức khỏe; Vì thế nên cam sành rất được ưa chuộng đặc biệt là các chị em phụ nữ. Cùi cam sành dày; múi mọng nước, nhiều hạt; nên thường được dùng để vắt nước uống; cùi cam không bị đắng nên cũng nhiều người thích tách cùi và ăn cùng múi cam luôn.

Một năm chỉ thu hoạch một mùa cam từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch năm sau. Vì thế người ta thường chế biến thành nước cam đóng hộp, chai để có thể sử dụng nước cam quanh năm.

Chăm sóc cam sành tiêu chuẩn Vietgap

Thực hành sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn Vietgap

Quy định chung trong thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap

Các bước Đầu vào Yêu cầu
 

 

Thu hoạch

 

 

 

 

Sản xuất
Chọn lọc và chuẩn bị địa điểm sản xuất: Đất, nước; lịch sử vùng, phụ cận – Phù hợp với quy hoạch của nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất.

– Không gần các khu chăn nuôi tập trung, bãi rác, khu xử lý chất thải, bệnh viện, khu dân cư..

Giống, dụng cụ, hóa chất xử lý giống  Biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống, giống nhập nội phải kiểm dịch.

-Chọn hạt giống, cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh

– Hạt giống trước khi gieo cần xử lý hóa chất diệt nguồn sâu bệnh

Đất – Đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng của cây trồng

– Đất không được tồn dư các hóa chất độc hại (làm xét nghiệm đất)

Nước – Sử dụng nguồn nước từ sông, ao, hồ…không còn tồn dư hóa chất độc hại (xét nghiệm nước)

– Sử dụng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật

Phân bón Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục cho rau.

– Không dùng phân chuồng chưa ủ hoai hay phân tươi để tưới

– Sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch 7-15 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

– Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho cây trồng

– Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

– Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).

Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian cách li và có biển cảnh báo khu vực phun thuốc

Dụng cụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế Cày, cuốc, máy móc…cần được bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh trước và sau khi sử dụng.

– Thiết bị, dụng cụ, thùng chứa và vật liệu đóng gói tiếp xúc với sản phẩm phải làm bằng các vật liệu không gây độc và không chứa tác nhân gây bệnh

Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân –  Nhà vệ sinh, chỗ rửa tay sạch sẽ

–  Bảo hộ lao động cần vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng

– Cần có tủ thuốc để sơ cứu ban đầu

Thu hái, bảo quản Đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV và phân bón trước khi thu hoạch sản phẩm và thu hái bằng dụng cụ thích hợp.

Không để sản phẩm trước và sau đóng gói trực tiếp lên mặt đất hoặc nền nhà

Thâm canh cây cam sành đảm bảo theo tiêu chuẩn Vietgap

Thời vụ trồng cây cam sành

– Trồng cam sành thích hợp nhất là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh nhanh bén rễ thích nghi nhanh với đất. Thích hợp trồng vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, lúc đấy mùa mưa bắt đầu trồng sẽ giúp cây cho năng suất cao.

Thâm canh cam sành theo tiêu chuẩn Vietgap

Kỹ thuật chọn giống cam sành

– Các nhà vườn hiện nay thường nhân giống cam sành theo 2 phương pháp là: Mua cây con ghép và ghép cành tại các cây của cơ sở.

Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, quy cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh.

Chuẩn bị đất trồng

– Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m

– Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.

– Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trải lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được.

Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.

Bón phân cho cam sành

Tuổi cây Phân chuồng (kg/cây) Kg/cây
Urê Lân Kali
1-3 20-30 0,1-0,3 0,3-0,5 0,2
4-6 30-50 0,4-0,5 0,6-1,2 0,3
7-9 60-90 0,6-0,8 1,3-1,8 0,4
Trên 10 100 0,8-1,5 2,0 0,5

Tưới nước

Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.

Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

Sâu vẽ bùa

Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Hoạt chất Cyromazine( Trigard 75WP,100SL…), hoạt chất Abamectin ( Reasgant 3.6 EC, Bpdygan 5.4 EC…), hoạt chất có dầu khoáng có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa.

Sâu đục thân, cành:

Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết, gây hại vào tháng 5,6 trong năm. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc hoạt chất Cypermethrin…), có thể rải ít Basudin 10 H…

Nhện đỏ, nhện trắng:

Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite 73 EC ( Propagite), Trebon 10 EC( etofenprox), Pegasus 500 SC( diafenthiuron), Bi 58( Dimethoat), Ortus 5SC( Fenxyroxymate), Selecron 500EC/ND, Fier 500SC( diafenthiuron), … (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…

Bệnh thán thư

– Trên cánh hoa vết bệnh có màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên trái, vết bệnh là những đóm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen.

– Tác nhân gây hại do nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides hoặc cả 2 gây ra.

– Bệnh thường phát sinh khi cây bắt đầu có hoa, càng về cuối càng nhiều. Các lá phía dưới bị trước, sau lan lên các lá phía trên. Nếu bệnh phát sinh muộn tác hại không đáng kể. Đất thiếu can xi và magiê cây thường bị bệnh nặng.

– Phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hay khô hạn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

– Tạo tán, tỉa cành: cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng,

– Cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.

Chăm bón đầy đủ: Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.

– Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả. Trong đó có các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel… các thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole… Thuốc trừ bệnh cây Carmanthai 80wp hỗn hợp 2 hoạt chất mancozel và cacbendazim.

Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, đồng thời kết hợp các biện pháp khác.

Các biện pháp chăm sóc khác:

Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2 -3 năm đầu).

Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau:Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài 30-40 cm bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc.

Thời kỳ nụ hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra muộn. Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Chăm sóc cam sau thu hoạch:

Cam sành sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

1 năm thường tỉa cành 3 chu kỳ:

Sau khi thu hoạch: Dọn vườn, cắt tỉa

Cắt bỏ bớt lộc hè

Và tháng 7 âm lịch tỉa cành

– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…

– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Xử lý ra hoa:

Hoa đa số là tự thụ phấn nhưng cũng có thụ phấn chéo. Sự thụ phấn chéo làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có nhiều hạt.

– Đặc tính ra hoa tự nhiên của Cam là sau một thời gian khô hạn, khi gặp mưa hoặc nước tưới thì cây sẽ ra đọt mới đồng thời với nụ hoa.

Dựa vào đặc tính ra hoa này của cam sành; Người ta sử dụng biện pháp xiết nước tạo khô hạn, kết hợp phun thuốc kích thích ra hoa.

Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập & dai).

Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không bón phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên bón là nhiều lần.

Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả: trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả.

Thu hái và bảo quản:

Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.

Trong quá trình vận chuyển cam sành, không được để chung với các sản phẩm hàng hóa khác để tránh nguy cơ gây ô nhiễm; ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cam.

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB). Với gần mười năm kinh nghiệm trong ngành chứng nhận, chúng tôi tự tin khẳng định năng lực của mình. Nếu quý khách hàng còn có điều chưa rõ; vui lòng liên hệ: Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế – 0913.748.863