0913 748 863

0916 928 036

0912 958 536

TCVN 11041 CHỨNG NHẬN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 đang trở thành xu hướng tất yếu trong lĩnh vực nông nghiệp sạch tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này quy định nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nguyên liệu và kiểm định nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho nông nghiệp. Với việc đạt chứng nhận TCVN 11041, các doanh nghiệp không chỉ xây dựng uy tín, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho nền nông nghiệp nước nhà.

CHỨNG NHẬN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

  • Tiêu chuẩn ORGANIC hay còn gọi là Tiêu chuẩn Hữu cơ là bộ tiêu chuẩn có các nguyên tắc cơ bản dành riêng cho ngành nông nghiệp và các sản phẩm liên quan đến phương pháp canh tác Hữu cơ.
  • Nông nghiệp hữu cơ bao gồm những loại sản phẩm được trồng bằng phương pháp canh tác hữu cơ. Phương thức canh tác này yêu cầu không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng.
  • Chứng nhận hữu cơ (ORGANIC) là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nông nghiệp nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Những năm gần đây, diện tích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp hữu cơ cũng được ban hành nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, chế biến nông nghiệp hữu cơ.

Một số đối tượng áp dụng trong TCVN 11041

Năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia gồm 03 TCVN 11041 – Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có TCVN 11041-2:2017 về Trồng trọt hữu cơ và TCVN 11041-3:2017 về Chăn nuôi hữu cơ. Tiếp đến năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ban hành 04 TCVN bổ sung vào bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041.

  • TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn nông nghiệp nông nghiệp hữu cơ.
  • TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
  • TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
  • TCVN 11041-5:2018: Gạo hữu cơ
  • TCVN 11041-6:2018: Chè hữu cơ
  • TCVN 11041-7:2018: Sữa hữu cơ
  • TCVN 11041-8:2018: Tôm hữu cơ

Những năm gần đây, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 thế giới và đứng thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong. Ngành nuôi ong đang phát triển và xu hướng sản xuất mật ong hữu cơ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nấm và rau mầm hữu cơ ngày càng được người nông dân phát triển theo hướng hữu cơ trong các năm vừa qua. Đây là các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi điều kiện trồng trọt nghiêm ngặt, việc sử dụng vật liệu không hóa chất sẽ đem đến chất lượng cao cho sản phẩm.

Chính vì vậy mà ngày 07 tháng 3 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 317/QĐ-BKHCN về việc công bố thêm 05 TCVN 11041 đối với Mật ong hữu cơ, Rong biển hữu cơ, Nấm hữu cơ, Rau mầm hữu cơ và đối với hoạt động Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa.

  • TCVN 11041-9:2023, Phần 9: Mật ong hữu cơ,
  • TCVN 11041-10:2023, Phần 10: Rong biển hữu cơ,
  • TCVN 11041-11:2023, Phần 11: Nấm hữu cơ,
  • TCVN 11041-12:2023, Phần 12: Rau mầm hữu cơ,
  • TCVN 11041-13:2023, Phần 13: Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng và trong thùng chứa.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN HỮU CƠ THEO TCVN 11041

Đối với đơn vị sản xuất, chế biến, xuất khẩu:

  • Bằng chứng cam kết cho việc sản xuất nông nghiệp bền vững.
  • Đơn vị được chứng nhận sẽ được sử dụng dấu hữu cơ trên sản phẩm, đó chính là sự khẳng định chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cũng như niềm tin của người tiêu tiêu dùng và đối tác.
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng và thâm nhập vào chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn trên khắp cả nước với giá thành tốt.
  • Góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe con người khi việc sản xuất giờ đây không sử dụng hóa chất độc hại.
  • Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng; chi phí tái chế; giảm thiểu các yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, hạn chế hiện tượng tố cáo, khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng:

  • Thực phẩm hữu cơ không chỉ là xu hướng, mà còn là lựa chọn trở về với cuộc sống tự nhiên, với những gì thuần túy và an toàn nhất.
  • Tạo nên thế hệ người tiêu dùng thông thái và nâng cao sự uy tín với khách hàng nhờ dấu chứng nhận hữu cơ được in trên sản phẩm.

Đối với xã hội:

  • Trồng trọt hữu cơ đang là xu hướng thịnh hành, khi mà nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch ngày càng tăng cao.
  • Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương khi mà các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được ưu tiên trao đổi.

QUY TRÌNH ĐỂ ĐẠT CHỨNG NHẬN TCVN 11041

Các bước đạt chứng nhận TCVN 11041

Các bước tiến hành chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ của ICB như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hữu cơ

Bước 2: Xem xét trước đánh giá

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Hiệu lực giấy chứng nhận hữu cơ:

Theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ sẽ có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày cấp.

Hàng năm, tối thiểu 12 tháng, ICB sẽ thực hiện đánh giá giám sát 01 lần.

KẾT LUẬN

Chứng nhận TCVN 11041 không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Đây là tiêu chuẩn cần thiết để phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, đồng thời tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm hữu cơ an toàn và chất lượng.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ (ICB)

Trụ sở: C9 Lô 8 Khu Đô Thị Mới Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Văn phòng miền Nam: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912 958 536

Email: thuhai292.icb@gmail.com