0913 748 863

0916 928 036

0911 289 136

Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dứa Đảm Bảo Tiêu Chuẩn Vietgap

5/5 - (1 bình chọn)

Trái Dứa (hay còn gọi là trái thơm) hiện nay đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để sản phẩm Dứa nước ta có thể đảm bảo ATTP và có thể tiêu thụ ra những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ…”? Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một chút về cách thức chăm sóc Dứa đảm bảo theo tiêu chuẩn Vietgap (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam – đảm bảo sản phẩm an toàn).

Tiêu chuẩn Vietgap (TCVN 11892-1:2017) là gì?

Tiêu chuẩn Vietgap hay còn gọi là tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này được biên soạn với mục đích hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để đảm bảo an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường; đảm bảo sức khỏe và an toàn đối với người lao động; bảo vệ môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Giới thiệu chung về sản phẩm Dứa

Giá trị của cây Dứa:

Dứa là giống cây trồng nhiệt đới; chịu hạn tốt; dễ sinh trưởng và phát triển. Quả dứa được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Sản lượng dứa hàng năm của nước ta rơi vào khoảng 600.000 tấn một năm. Trong Quả Dứa chứa hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric); giàu chất dinh dưỡng; các loại vitamin như: Vitamin A; B1; B2, C…; các khoáng chất như: canxi; Photpho; Sắt, Mangan… rất tốt cho sức khỏe.

Đặc biêt, Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. Ngoài ra, người ta còn có thể tận dụng lá dứa để làm sợi và chất lượng thì không hề thua kém sợi đay chút nào nha các bạn.
Các giống dứa và một số vùng trồng dứa ở Việt Nam.

Dứa tiêu chuẩn Vietgap

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại dứa. Mỗi loại phù hợp với điều kiện địa lý từng vùng khác nhau. Có thể kể đến một số giống sau:

Dứa Victoria (dứa tây, dứa hoa) có các giống:

– Dứa hoa Phú Thọ: thuộc nhóm Queen, trồng được nơi đất chua xấu. Lá có nhiều gai và cứng, quả nhỏ, thịt quả vàng đậm, thơm, ít nước, giòn.

– Dứa Na hoa: lá ngắn và to, quả to hơn dứa hoa Phú Thọ, phẩm chất ngon, năng suất cao.

– Dứa Cayen: lá chỉ có ít gai ở đầu mút lá, lá dài cong lòng máng, quả to, khi chưa chín quả màu xanh đen, khi chín chuyển màu da đồng. Quả nhiều nước, thịt vàng ngà, mắt dứa to và nông, vỏ mỏng, thích hợp với đóng hộp

– Dứa ta thuộc nhóm Red Spanish: chịu bóng rợp, có thể trồng xen trong vườn quả, vườn cây lâm nghiệp. Dứa Cayen trồng phổ biến ở Tam Điệp, Ninh Bình.

– Dứa ta là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt

– Dứa mật có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An và Thanh Hóa

– Dứa tây hay dứa hoa được du nhập từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng Trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt

– Dứa không gai được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên

Lưu ý khi Chăm sóc dứa đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP

Điều kiện tiên quyết đáp ứng được tiêu chuẩn VietGAP là sản phẩm phải sạch, an toàn. Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây dứa

Điều kiện thời tiết, khí hậu, sâu, bệnh hại là các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. Đặc biệt là sâu, bệnh hại. Vì thế, trong quá trình chăm sóc cây trồng, hầu hết bà con đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Chăm sóc dứa theo tiêu chuẩn Vietgap
Hình ảnh minh họa: Dứa Queen tại Hợp tác xã sản xuất Dứa Lục Nam – Xã Bảo Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang

Đối với sản xuất quả dứa, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh hại, tràn lan không đúng cách sẽ để lại dư lượng trên quả dứa, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mãn tính. Để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thuốc BVTV trên quả dứa cần áp dụng các biện pháp sau:

– Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV

– Cắm biển cảnh báo tại vùng vừa phun.

– Không phun thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng cho cây trồng tại Việt Nam, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; ghi chép các thông tin về thuốc BVTV vào nhật ký sản xuất.

Lưu ý trong quá trình chăm bón dứa

– Số lượng phân bón: Toàn bộ lượng phân được chia thành 2 lần bón: Lần 1: Bón lót (thời điểm khi trồng): 100% lượng phân bón tổng hợp NPK 6-7-5; Lần 2: Bón thúc (sau thời điểm trồng từ 2-3 tháng): 100% lượng phân bón tổng hợp NPKS 12-3-10-2.

– Cách bón:

+ Lần 1: Tạo hố trồng dài x rộng x độ sâu là 10 x 15 x 15, cho lượng phân cần bón lót xuống hố sau đó lấp phủ lên một lớp đất dầy khoảng 3-5 cm sau đó đặt cây giống và vun đất vùng quanh gốc cây trồng.

+ Lần 2: Đào hố bên cạnh gốc cây dứa, bỏ lượng phân bón thúc cần bón vào trong hố và lấp kín đất.

+ Khi cây dứa trồng được từ 6 – 7 tháng tuổi sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng để phun trực tiếp lên ngọn cây để cho cây ra quả đồng loạt. Sau 1 tháng sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cây dứa cho ra quả non.

Lưu ý trong quá trình Thu hoạch quả dứa:

Tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV theo hướng dẫn trên bao bì thuốc. Thu hoạch phải cách đợt bón phân lần cuối từ 7 – 10 ngày. Sử dụng các dụng cụ, vật dụng chứa đựng sản phẩm (như dao; xọt; xe rùa; bì…) đảm bảo không thôi nhiễm hóa chất độc hại lên sản phẩm, không để sản phẩm thu hoạch tiếp xúc trực tiếp với nền đất.

Dứa là loại cây trồng dễ chăm sóc, cũng ít sâu bệnh. Vì thế, khi trong quá trình sản xuất bà con chú ý một số lưu ý nói trên là sản phẩm dứa của mình đã phần nào đáp ứng được tiêu chuẩn VietGAP rồi đấy ạ.

Tổ chức chứng nhận cấp VIETGAP cho dứa

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) đã được Bộ Khoa Học Và Công Nghệ – Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng cấp Giấy Chứng Nhận Đăng ký hoạt động

Chứng chỉ VietGap do ICB cấp cho các cơ sở có hiệu lực tối đa 3 năm kể từ ngày cấp.

Nếu Qúy đơn vị vẫn còn điều gì thắc mắc về cách thức chăm sóc dứa theo tiêu chuẩn Vietgap hoặc vấn đề liên quan đến chứng nhận Vietgap vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp: Ms. Điệp 0918932136.