0913 748 863

0916 928 036

0912 958 536

Hướng Dẫn Sản Xuất Chè Đạt Tiêu Chuẩn Vietgap (TCVN 11892-12017)

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu chè khác nhau. Điển hình có thể kể đến thương hiệu chè Thái Nguyên, Yên Bái có các loại như Olong, matcha, Đông phương mỹ nhân…; Long Cốc có chè xanh bát tiên, chè xanh Shan tuyết… Hà Giang có chè xanh, hồng trà, bạch trà, trà vảy rồng… từ giống Shan tuyết… Để cho ra được sản phẩm chè là cả một quá trình. và để cho ra được sản phẩm chè Vietgap lại là cả quá trình gắn liền với với các nguyên tắc, quy định được đề ra trong tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

Chè tiêu chuẩn Vietgap
Hình ảnh: Chè Shan tuyết – Thôn Xuân Hòa, Xã Tiên Nguyên, Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang

Giới thiệu về sản phẩm chè

Chè hiện nay được trồng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Chủ yếu vẫn được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, Chè thường được trồng ở miền Bắc và miền Trung; Khu vực có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước là hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Các thương hiệu chè có phổ biến có thể kể đến như: chè Tân Cương; Chè Mộc Châu; Chè Bảo Lộc; chè Suối Giàng; chè Quang Bình…

Đồi chè đạt tiêu chuẩn Vietgap
Hình ảnh: Đồi chè Vietgap tại xã Long Cốc, Huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ
Đồi chè trồng theo tiêu chuẩn Vietgap
Đồi chè trồng theo tiêu chuẩn Vietgap

Chè được coi là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác. Chè thu hái quanh năm, cho sản lượng lớn. Hiện Việt Nam đang đứng vị trí thứ hai về sản lượng chè trên toàn thế giới chỉ sau Trung Quốc; và đứng vị trí thứ 5 về sản lượng chè xuất khẩu. Mặc dù có sản lượng chè sản xuất ra rất lớn; tuy nhiên chất lượng chưa được tốt, chỉ bằng khoảng 60-70% chất lượng chè quốc tế nên giá trị thành phẩm chè của nước ta chưa cao.

Lưu ý Chăm sóc chè đảm bảo tiêu chuẩn Vietgap

Những lưu ý trong kỹ thuật trồng

– Tiêu chuẩn chọn giống: Để đảm bảo những lá chè thu về là những lá chè to, xanh tươi thì bước quan trọng đầu tiên đó chính là chọn giống. Giống chè được chọn phải là những cây con khỏe mạnh; cao trên 25 cm; Có từ 8 -10 lá thật trở lên; Đường kính thân sát gốc từ 3-5 mm; Thân hóa nâu > 30%, vỏ ngọn xanh thẫm, không có nụ, ngọn non đã được bấm trước khi trồng 10-15 ngày, bầu đất còn nguyên vẹn; Khi vận chuyển bầu có thể bằng xe thô sơ (khoảng cách gần), xe ô tô (nếu ở xa) nhưng cần đặc biệt lưu ý khi xếp bầu không được xếp quá quá nhiều lớp, khi xếp không được làm vỡ bầu, rơi đất hoặc làm giập nát thân cây.

Ngoài ra, để đảm bảo tiêu chuẩn Vietgap; cây giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Có thể là giống địa phương hoặc là bà con có thể mua ở các cơ sở buôn bán giống cây trồng uy tín.

– Đất trồng: Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng chè không được vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN03-MT:2015-BTNMT (Quy định giới hạn kim loại nặng trong đất do Bộ tài nguyên môi trường ban hành).

– Cách trồng: Đất đã có phân bón lót, lấp đất, dùng cuốc bổ hố sâu 20 – 25 cm, khoảng cách hố từ 30 đến 40 cm. Khi trồng đặt bầu thẳng đứng, phiến lá đón ánh sáng mặt trời phía đông, xuôi theo chiều gió chính càng tốt. Lấp đất, nén đất chặt đều xung quanh bầu sao cho cổ rễ thấp hơn mặt đất 1 – 3cm, sau đó san phẳng rãnh. Nên sử dụng chất tủ để che phủ vào gốc chè (chất tủ bằng cỏ, rơm rạ); độ dày chất tủ từ 8 – 10cm, rộng 20 – 30cm. Rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh hoặc cắm cây che bóng, khi nắng hạn cần phải tưới nước. Thời tiết ở những vùng trồng chè thường không quá nắng gắt; nên việc tưới tiêu là dựa vào nước mưa tự nhiên.

Lưu khí trong quá trình chăm sóc

– Trong quá trình chăm sóc chè, các đơn vị sản xuất cần phải ghi chép và lưu trữ nhật ký sản xuất; bao gồm từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch chè. Thu mua vật tư ở đâu, số lượng bao nhiêu và sử dụng như thế nào? Việc ghi chép nhật ký sản xuất này rất có lợi cho người sản xuất trong các vụ tiếp theo; nhà sản xuất có thể dựa vào đó để dự đoán được tình hình sâu bệnh cho cây trồng và có những biện pháp khắc phục phù hợp. Việc ghi chép lại nhật ký sản xuất cũng là bước rất quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

– Phòng trừ cỏ dại: Đối với chè, nhà sản xuất phải có biện pháp loại bỏ các loại cỏ dại có chứa độc tố Pyrrolizidine alkaloids như cây vòi voi, cây cứt lợn, cây kim thất…. Bởi đây là loại độc tố có khả năng gây ung thư. Khi có cỏ cần tiến hành xử lý ngay khi cỏ chưa ra hoa, phòng trường hợp bị phát tán.

– Bón phân và phòng trừ dịch hại: Để sản phẩm chè đạt chuẩn Vietgap thì việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại; đúng lúc; đúng nồng độ; đúng cách). Tùy điều kiện đất, khí hậu; tuổi chè sẽ quy định lượng phân và tỷ lệ bón. Đối với thuốc BVTV; chỉ được phép sử dụng các loại thuốc có trong danh mục và được khuyến cáo sử dụng trên cây chè.

– Thu hoạch: Tiêu chuẩn Vietgap quy định; sản phẩm khi thu hoạch cần đảm bảo thời gian cách ly đối với thuốc BVTV theo như khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong quá trình vận chuyển tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với nền đất; phải đựng trong bao bì hoặc rổ, xọt… Sau khi thu hoạch chè cần tránh nén chặt làm đạp nát, ôi ngốt chè. Chè thu hoạch xong không để qua đêm trên đồng ruộng và phải đưa đi chế biến trong thời gian sớm nhất.

– Đối với người lao động: khi canh tác trên đồng ruộng cần sử dụng bảo hộ lao động phù hợp với đặc thù công việc như: bao tay; mũ; kính; ủng; quẩn áo bảo hộ…; nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm đến sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Có thể thấy rằng sản xuất chè sạch, chè Vietgap chính là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển sản xuất ngày nay. Chứng nhận chè Vietgap không chỉ giúp nâng cao giá trị; tăng thu nhập cho người sản xuất; mà còn là “giấy thông hành” cho sản phẩm chè của Việt Nam đến với nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các thị trường khó tính.

-> Mời bạn xem thêm chi phí chứng nhận Vietgap

Đơn vị cấp Chứng nhận VIETGAP: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ (ICB) – 0913.748.863