0913 748 863

0916 928 036

0912 958 536

VietGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.

Quy trình chứng nhận VIETGAP – ICB

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận. Các đơn vị có nhu cầu chứng nhận Vietgap liên hệ hotline ICB để đăng ký đánh giá chứng nhận.
  • Bước 2: Xem xét trước đánh giá. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký; ICB sẽ xem xét và hướng dẫn các đơn bị bổ sung các hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp (nếu có). Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, 2 bên sẽ tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
  • Bước 3: Đánh giá chứng nhận. ICB tiến hành đánh giá tại đơn vị đăng ký đánh giá chứng nhận. Đưa ra các kiến nghị, khuyến cáo nếu có.
  • Bước 4: Thẩm xét sau đánh giá.
  • Bước 5: Cấp giấy chứng nhận. Sau khi thẩm xét đạt, ICB sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cho khách hàng.
  • Bước 6: Giám sát định kỳ. Chứng chỉ Vietgap có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp, nhưng không quá 12 tháng đơn vị cần tiến hành giám sát định kỳ 1 lần để đảm bảo việc duy trì chứng chỉ có hiệu lực.

Năng lực đánh giá chứng nhận Vietgap của ICB

Với kinh nghiệm gần mười năm trong lĩnh vực chứng nhận, chúng tôi – Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế ICB đã vươn lên là Tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.

ICB chuyên tư vấn, đào tạo, đánh giá chứng nhận VietGAP trồng trọt cho sản phẩm Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại; Trái cây các loại; Chè; Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …); Cà phê, hạt tiêu, hạt điều…cho rất nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên cả nước.

Tham khảo một số tổ chức/ trang trại được ICB tư vấn, đào tạo hoặc chứng nhận VietGAP

I. ICB tư vấn, đào tạo áp dụng VietGAP trồng trọt

1. ICB tư vấn, đào tạo áp dụng VietGAP trồng trọt sản phẩm lúa nếp thầu dầu cho HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ ở xẫ Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Vụ mùa năm nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình triển khai mô hình gieo cấy lúa nếp Thầu dầu theo hướng VietGAP tại xã Úc Kỳ trên quy mô 10ha​. Xem bài báo tại đây
Chuyên gia ICB tập huấn kiên thức VietGAP trồng trọt và khảo sát vùng trồng lúa nếp thầu dầu sản xuất theo VietGAP

2. ICB tư vấn, đào tạo áp dụng VietGAP trồng trọt sản phẩm lúa nếp lếch cho HTX lúa đặc sản Nếp Lếch Bảo Ái

Chuyên gia ICB hướng dẫn đánh giá nội bộ Chuyên gia ICB tập huấn kiến thức về VietGAP trồng trọt và đánh giá nội bộ
Chuyên gia ICB hướng dẫn HTX lấy mẫu đất, nước và sản phẩm để kiểm nghiệm

3. ICB tư vấn, đào tạo áp dụng VietGAP trồng trọt sản phẩm chè cho HTX sản xuất chè an toàn Long Cốc – xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao gồm: Mỳ gạo Hùng Lô; Gạo giống Nhật JO2; mít sấy; chè xanh Bát Tiên Long Cốc. Bài viết được đăng báo Pháp luật Việt Nam, xem tại đây.
Chuyên gia ICB hướng dẫn thủ tục đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn VietGAPcho HTX Sản phẩm chè Bát Tiên của HTX đạt OCOP bốn sao
Thành viên HTX SX chè am toàn xã Long Cốc chăm sóc vườn chè

II. ICB đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt

1. ICB đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt sản phẩm rau củ quả cho Công ty TNHH sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP Thôn Nhật Chiêu, Xã Liên Châu, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc

Với số vốn đầu tư ban đầu gần 3 tỷ đồng trên diện tích trang trại 4,5ha tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, OFP hiện đang xây dựng và phát triển trang trại nông sản sạch theo tiêu chuân VietGAP, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Xem bài báo tại đây
Chăm sóc và thu hoạch rau tại trang trại của OFP ở Vĩnh Phúc.

2. ICB đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt sản phẩm cam sành cho HTX Anh Tài – xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Mô hình hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất 50 ha Cam sành tại HTX Anh Tài xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang theo VietGAP thuộc khuôn khổ các hoạt động thuộc Hợp phần 3 – Dự án thành phần Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hà Giang (WB7 Hà Giang). Bài viết được đăng báo quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi, xem tại đây.
Ông Phạm Quang Lân – thành viên HTX Anh Tài, Chủ tịch Hiệp hội Cam sành Bắc Quang tại vườn cam của gia đình

3. ICB đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt sản phẩm hồng không hạt Gia Thanh cho HTX dịch vụ nông nghiệp xã Gia Thanh, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Đến nay, toàn huyện Phù Ninh có trên 125ha hồng, trong đó diện tích đã cho thu hoạch trên 84ha. Riêng xã Gia Thanh có khoảng hơn 70 ha, trong đó gần 50ha cho thu hoạch. Xem bài báo tại đây
Ông Hán Kim Vân – thành Viên HTX thu hoạch hồng

4. ICB đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt sản phẩm nấm hương cho hộ kinh doanh Cầm Văn Sơn ở bản Ỏ Tra, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 

Hộ đã xây dựng khu trồng nấm hương bao gồm 2 nhà trồng nấm hương công nghệ cao; 3 nhà trồng nấm hương theo mùa vụ; hệ thống giàn giá, hệ thống nước; khu phối trộn nguyên liệu, đóng bịch nấm; khu cấy giống; khu sơ chế, đóng gói; kho lạnh bảo quản nấm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn VietGAP

Thu hoạch nấm hương trong nhà lạnh của gia đình ông Sơn
  1. ICB đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt sản phẩm dứa cho HTX sản xuất dứa Lục Nam tại thôn Huê Vận 2, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Tại thôn Huê Vận 2, HTX có 20 ha với 20 hộ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có năng suất dứa bình quân đạt 30 tấn/ha. Và với kỹ thuật xử lý cho dứa ra quả trái vụ mà vẫn đảm bảo chất lượng, mẫu mã, dứa của HTX đã có mặt ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và nhiều tỉnh khác ở miền Bắc

Chuyên gia ICB đánh giá thực địa và tài liệu hồ sơ tại HTX sản xuất dứa Lục Nam

Nếu quý vị còn có những thắc mắc về chứng nhận Vietgap; vui lòng liên hệ hotline 0913 748 863 để được giải đáp nhanh nhất.

Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác từ các bài viết dưới đây.